Các nhà khoa học Thuỵ Điển thành công trong việc sử dụng tế bào gốc chữa lành những tổn thương não bộ của chuột thí nghiệm, được mô phỏng tương tự bệnh Parkinson.
Đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Lund (Thuỵ Điển) tiến hành tiêu diệt các
tế bào thần kinh sản xuất ra chất dopamine ở một phần bên của não chuột.
Sau đó, họ chuyển đổi tế bào gốc phôi người thành tế bào thần kinh, sản xuất chất dopamine và tiêm vào não chuột.
Tế bào gốc giúp định hình phương pháp điều trị bệnh Parkinsonvà hướng đến những thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân Parkinsontrong tương lai - Ảnh: BBC News
Kết quả thu được, phần lớn những tổn thương não bộ của những con chuột thí nghiệm được khôi phục, đánh dấu bước tiến mới trong phương pháp điều trị
bệnh Parkinson.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh Parkinson, trước đây một số thuốc và phương pháp kích thích não chỉ làm giảm bớt một số triệu chứng của bệnh.
Arthur Roach, giám đốc nghiên cứu và phát triển dự án cho biết: “Thành công này tạo một bước tiến quan trọng, giúp chúng ta hiểu làm thế nào để tế bào gốc có thể định hình phương pháp điều trị bệnh Parkinsontrong tương lai.
Tuy nhiên, chúng tôi phải thực hiện nhiều cuộc kiểm tra trước khi thử nghiệm lâm sàng ở người.”
Bệnh Parkinsonxuất hiện khi tế bào thần kinh của một phần não bị chết hoặc mất khả năng hoạt động. Những tế bào này thường sản xuất chất dopamine, có tác dụng phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của cơ bắp.