Sức khỏe

Mẹo hay giúp bạn tăng sức đề kháng trong mùa lạnh

Thời tiết chuyển sang lạnh cũng là một trong những yếu tố đe dọa sức đề kháng của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sức đề kháng kém chính là nguyên nhân góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Lợi ích của sức đề kháng khỏe mạnh khi trời lạnh
Để bảo vệ sức khỏe, cơ thể con người có một hệ thống tự "phòng thủ" đặc biệt được gọi là sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể có tác dụng như một hàng rào bảo vệ, chống lại những tác nhân đe dọa, gây hại cho cơ thể từ bên ngoài như vi khuẩn, vi trùng, khí lạnh... và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau mỗi lần bị bệnh, tổn thương... 
Vào mùa lạnh, thời tiết thường có sự thay đổi nhiều giữa ban ngày và ban đêm khiến cơ thể khó thích nghi ngay lập tức. Hậu quả là nhiều người bị ốm do hệ miễn dịch không hoạt động tốt, kéo theo sức đề kháng suy giảm. 
Nếu biết cách giữ cho sức đề kháng khỏe mạnh trong mùa lạnh, bạn sẽ giảm được nguy cơ nhiễm lạnh dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh và nhiều bệnh hô hấp, tiêu hóa khác, đồng thời cũng tăng cường sức khỏe tổng thể tốt hơn. Khi bị lây nhiễm siêu vi, người có sức đề kháng tốt sẽ không bị phát bệnh hoặc bệnh nhẹ và nhanh khỏi. Người có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị phát bệnh hơn, đôi khi lại bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng nặng hơn.
Mẹo hay giúp bạn tăng sức đề kháng trong mùa lạnh 1
Nếu biết cách giữ cho sức đề kháng khỏe mạnh trong mùa lạnh, bạn sẽ giảm được nguy cơ nhiễm lạnh dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh...
Bí quyết giúp tăng sức đề kháng một cách hiệu quả 
- Giữ ấm cho cơ thể: Vào mùa lạnh, việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng vì nó bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm siêu vi. Khi cơ thể bị lạnh, quá trình hô hấp, huyết quản bị tổn thương dẫn đến sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và yếu dần đi trước những tác động từ môi trường bên ngoài.
- Uống đủ nước: Uống nước là cách tốt nhất để đào thải độc tố khỏi cơ thể và phòng tránh rối loạn trong chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là làm sạch đường tiêu hóa. Uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón... Do vậy, dù không thích bạn cũng phải uống đủ nước ngay cả trong mùa lạnh. Bạn có thể các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam...) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết.
Mẹo hay giúp bạn tăng sức đề kháng trong mùa lạnh 2
Ăn uống lành mạnh là bí quyết giữ sức đề kháng khỏe mạnh
- Ăn uống lành mạnh: Nếu không chú ý giữ vững cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng sẽ bị yếu đi. Bổ sung đủ dinh dưỡng, giảm lượng đường tiêu thụ là những lưu ý hết sức quan trọng trong chế độ ăn uống mùa lạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Rau xanh và trái cây luôn là 2 món ăn chính được đề cao về khả năng tăng sức đề kháng bởi trong đó chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng kháng viêm, giàu chất chống oxy hóa như tỏi, gừng, kiwi, thịt cá... và các thực phẩm giàu đạm, vitamin A, C, E, kẽm...
- Nghỉ ngơi hợp lý: Thời gian nghỉ ngơi chính là lúc để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau những hoạt động trong ngày. Trong thời gian ngày, không những các bộ phận cơ thể được giảm tần suất hoạt động mà còn giúp củng cố, sửa chữa nhưng tổn hại xảy ra trong cơ thể. Đây là điều kiện cần thiết để làm tăng chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể, nhờ đó tăng cường hiệu quả của sức đề kháng cũng như miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.
Mẹo hay giúp bạn tăng sức đề kháng trong mùa lạnh 3
Thường xuyên rửa tay như rửa tay, giữ vệ sinh cơ thể để loại bỏ vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ ... là một trong những biện pháp giúp loại bỏ sự trú ngụ và phát triển của vi khuẩn trên cơ thể, nhờ đó sẽ hạn chế khả năng chúng xâm nhập vào cơ thể để tàn phá sức đề kháng của cơ thể.
Thường xuyên rửa tay như rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh hay sau khi tiếp xúc với các nơi công cộng như thang máy, máy tính… là biện pháp giữ vệ sinh đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng nên làm. Ngoài ra, vào mùa đông, đo đặc thù thời tiết lạnh mà nhiều người ngại tắm rửa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ trên cơ thể nhiều hơn và gây hại cho cơ thể. Nếu không thể giữ thói quen tắm rửa hàng ngày, mọi người nên tạo cho mình thói quen tắm ít nhất 2-3 ngày/lần, tắm với nước ấm đề tránh nhiễm khuẩn, đồng thời loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể và tăng khả năng đề kháng, phòng bệnh tốt hơn.
aFamily

© 2021 FAP
  1,135,478       4/1,131