Táo bón là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Nếu để táo bón kéo dài, chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ bị trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.
Tại sao phụ nữ sau sinh dễ bị táo bón?
Phần lớn phụ nữ trong quá trình mang thai đều bị táo bón. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung to gây chèn ép lên các bộ phận khác trong ổ bụng như ruột, đại tràng… làm giảm nhu động ở các bộ phận này. Giai đoạn mang thai, máu cũng được tập trung để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy mà máu nuôi dưỡng đại tràng cũng kém đi, dễ gây khô táo.
Sau khi sinh, sản phụ bị mất máu, lại hay phải kiêng cữ, thường nằm một chỗ, ít vận động nên nhu động ruột càng yếu hơn. Phân lưu lại trong ruột lâu bị tái hấp thu nước nhiều nên khô và cứng lại, càng làm tăng nguy cơ bị táo bón. Thậm chí một số loại thuốc giảm đau khi chuyển dạ cũng có thể làm chậm hoạt động của ruột dẫn đến táo bón. Nếu không có biện pháp giải quyết sớm mà để táo bón kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và sinh dục như: trĩ, sa dạ con, sa trực tràng, đại tiện ra máu…
Táo bón sau sinh - tại sao khó chữa?
Chữa trị táo bón ngay từ đầu rất đơn giản: chỉ cần tăng cường bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng... Tuy nhiên phần lớn các mẹ sau sinh chưa biết cách chữa táo bón triệt để. Hậu quả là táo bón ngày càng nặng, cộng thêm các hao tổn sau khi sinh khiến các biến chứng trở nên nguy hiểm hơn. Việc điều trị cho các mẹ thường gặp phải các khó khăn sau đây:
Do đang trong thời kỳ cho con bú nên không thể dùng tùy tiện các sản phẩm chữa táo bón. Ngoài ra các sản phẩm phải đảm bảo 2 yêu cầu:
• Không bài tiết vào sữa mẹ, hoặc nếu bài tiết cũng không gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ nhỏ.
• Không làm mẹ mất sữa cũng như không làm giảm chất lượng sữa mẹ.
- Cơ thể mẹ mới sinh xong còn yếu, vì vậy tuyệt đối không được dùng những sản phẩm có tính tẩy, tính xổ mạnh (lạm dụng biện pháp thụt tháo còn gây mất phản xạ đại tiện).
Lời khuyên cho mẹ bị táo bón sau sinh:
Các mẹ bị táo bón sau sinh có thể cải thiện chứng táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống (thức ăn đủ các nhóm: bột, đường, đạm, béo, rau và trái cây). Khoai lang, đu đủ chín, rau dền, rau lang là rau và trái cây rất tốt để phòng ngừa táo bón. Không nên chỉ ăn những thức ăn khô như cá, giò lụa, thịt kho tiêu... mà phải ăn canh, uống nhiều nước hoặc sữa (loại ít chất béo, không đường, có nhiều chất xơ). Nên ăn rau dền (nhất là Dền gai) vừa chữa táo bón vừa giúp lợi sữa.
Đi lại, vận động cơ thể và tập thể dục nhẹ nhàng và tránh nằm bất động trong thời gian dài. Tuy nhiên, người sinh mổ lưu ý để cơ thể có thời gian hồi phục trong khoảng từ 4-6 tuần mới được tập luyện trở lại. Cần kết hợp nghỉ ngơi thư giãn và giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
Nên dùng thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược để giải quyết táo bón một cách an toàn và hiệu quả. Có thể kể đến một số loại tiêu biểu như: Dền gai, chút chít, đơn kim, dạ cẩm tím, rau tàu bay… Các vị thuốc này có công dụng: Nhuận tràng, làm trơn đường ruột và điều hòa nhu động sinh lý của đại tràng. Người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm được bào chế thành dạng viên nén từ các vị thuốc nêu trên vừa đảm bảo chất lượng vừa thuận tiện cho người sử dụng.
Thực phẩm chức năng Ích Nhuận Khang
Với các thành phần: Dền gai, chút chít, đơn kim, dạ cẩm tím, rau tàu bay. Sản phẩm giúp nhuận tràng tự nhiên, rất tốt cho những trường hợp táo bón lâu ngày, táo bón mạn tính. Và đặc biệt phù hợp cho phụ nữ sau sinh vì không gây ảnh hưởng đến em bé và còn giúp lợi sữa. Bạn đọc có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258 (trong giờ hành chính) để được giải đáp những thắc mắc về bệnh táo bón và sản phẩm Ích Nhuận Khang. Website: ichnhuankhang.vn. Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh. QXNQC: 1421/ 2014/ XNQC- ATTP. |