Sức khỏe

6 sự thật khiến bạn "giật mình" về đường và ăn nhiều đường

Các nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều bằng chứng thuyết phục về tác hại mà ăn đường thực sự có thể gây ra cho cơ thể chúng ta.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California San Francisco đã tiến hành các phân tích sâu rộng trên hơn 8.000 tài liệu về các nguy cơ sức khỏe của việc tiêu thụ quá nhiều đường, họ cũng thu thập được nhiều bằng chứng thuyết phục về tác hại mà ăn đường thực sự có thể gây ra cho cơ thể chúng ta. 
6 sự thật khiến bạn "giật mình" về đường và ăn nhiều đường 1
Ảnh minh họa
Nước soda chứa đường là thức uống nguy hiểm
Đã đến lúc bạn cần từ bỏ thói quen tiêu thụ đồ uống này. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí "JAMA Internal Medicine", chỉ cần uống một lon soda mỗi ngày làm đã có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim lên gần 1/3. Thậm chí tệ hơn, một nghiên cứu trong Tạp chí về Bệnh tiểu đườngcủa Mỹ cho thấy, so với việc tiêu thụ đồ uống có đường như soda ít hơn một lần một tháng, thì uống 1-2 lon mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn tới 26%.
Đường có ít nhất 61 tên gọi khác nhau nên dễ bị người tiêu dung bỏ qua
Từ đường mía sucroza (đường ăn), đến siro bắp hàm lượng fructose cao (đường lỏng), các nhà sản xuất thực phẩm đã đưa ra một loạt các cách để liệt kê chất đường trên nhãn các sản phẩm. Điều này khiến cho nó dễ dàng bị người tiêu dùng lướt qua trong lúc vội vàng mua sắm và vô tình tiêu thụ nhiều đường hơn là họ nghĩ.
6 sự thật khiến bạn "giật mình" về đường và ăn nhiều đường 2
Ảnh minh họa
Đường có thể là nguyên nhân chính gây thèm ăn
Ăn đường có thể khiến bạn luôn cảm thấy muốn ăn nhiều hơn nữa. Đường có thể ảnh hưởng đến não giống như cocaine và rượu, theo kết quả thu được từ một nghiên cứu chụp não của Viện Quốc gia Hoa Kỳ. Những thay đổi này, có thể làm tăng sự thèm đồ ngọt hơn nữa, khiến cho việc ăn uống của bạn trở thành một vòng luẩn quẩn vô tận (ăn nhiều đồ ngọt càng dẫn đến thèm ăn đồ ngọt...). 
Tiêu thụ nhiều đường hại gan
Fructose, một dạng đường ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại lại cũng chính là chất có thể gây tổn hại cho gan giống như rượu, theo một nghiên cứu trong tạp chí Hepatology Nature cho biết. Fructose là hợp chất tự nhiên có nhiều trong trái cây, khiến cho trái cây có hương vị thơm ngon. 
Vấn đề là khi fructose được xử lý (từ ngô, củ cải đường và mía...), nó sẽ mất đi chất xơ và chất dinh dưỡng để giúp cơ thể xử lý được đúng cách khi vào cơ thể – do đó mà càng tăng gánh nặng cho gan. Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ việc tiêu thụ fructose với bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ không do bia rượu (như xơ gan, viêm gan, và gan tích tụ quá nhiều mỡ).
6 sự thật khiến bạn "giật mình" về đường và ăn nhiều đường 3
Ảnh minh họa
Đường hiện diện trong nhiều loại thực phẩm
Bạn nghĩ rằng mình có thể cắt giảm tiêu thụ đường bằng cách nói không với bánh và kem? Điều này chưa hẳn đúng. Bởi đường hiện diện trong 74% các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong siêu thị, theo như một báo cáo trên tạp chí của Viện dinh dưỡng và Chế độ ăn uống của Mỹ. 
Đường hoàn toàn có thể là thành phần của cả những sản phẩm dường như không ngọt, như bánh mì và nước sốt mì ống. Vì bạn thường không nghĩ chúng chứa đường nên bạn có thể bỏ qua các chỉ số cao ngất ngưởng của chúng được ghi trên nhãn.
Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ra nhiều bệnh
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy được mối liên hệ giữa việc ăn quá nhiều đường và các bệnh khác nhau (không kể hội chứng chuyển hóa). Tiêu thụ quá nhiều đường và thức ăn tinh bột cao có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định cũng như giảm tỷ lệ sống sót sau khi điều trị, theo một nghiên cứu của tạp chí Y học New England, tạp chí Tiến bộ lâm sàng về Huyết học & Ung thư, và Tạp chí Sinh lý học cho biết. 
Theo như nghiên cứu trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ thì tiêu thụ nhiều đường cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
(Nguồn: Prevention)
aFamily

© 2021 FAP
  1,133,082       1/1,188