Sức khỏe

Những thay đổi ở "vùng kín" của chị em ở tuổi 20, 30, 40

Cùng với tuổi tác, "vùng kín" của người phụ nữ cũng có những thay đổi đặc biệt mà ngay cả chị em cũng không ngờ tới.

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu, điều tra và tiết lộ những điều thú vị về giải phẫu sinh lý của nhiều phụ nữ. Nhưng điều đáng buồn là nhiều chị em lại không hiểu lắm về bộ phận quan trọng này của mình, nhất là những thay đổi, phát triển của âm đạo theo độ tuổi của chị em. 
Những thay đổi ở "vùng kín" của chị em ở tuổi 20, 30, 40 1
Ảnh minh họa
Dưới đây là những điều chị em nên tham khảo để hiểu hơn về bộ phận này.
Ở độ tuổi 20...
Ở độ tuổi này, cơ thể bạn đang trưởng thành, các cơ quan (bao gồm cả "vùng kín") đã phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, môi lớn ngoài cửa mình vẫn chưa phát triển hết. 
Độ tuổi này, các kích thích tố như estrogen và testoterone phong phú nên bộ phận này sẽ khỏe mạnh hơn là khi bạn có tuổi, lớp mỡ dưới da giảm (kể cả đối với bộ phận sinh dục).
Những thay đổi ở "vùng kín" của chị em ở tuổi 20, 30, 40 2
Ảnh minh họa
Ở độ tuổi 30...
Những thay đổi về hormone, nhất là liên quan đến thai kì sẽ gây ra những ảnh hưởng đến "vùng kín", ví dụ như: sẫm màu hơn, có dấu hiệu lão hóa... 
Các cơ sàn chậu cũng trở nên yếu hơn do sự rối loạn hormone hoặc do số lần bạn mang thai. Điều này làm giảm đáng kể cường độ cực khoái của phụ nữ và ảnh hưởng đến cả chuyện tiểu tiện.
Những thay đổi ở "vùng kín" của chị em ở tuổi 20, 30, 40 3
Ảnh minh họa
Ở độ tuổi 40...
Sang tuổi 40, chất lượng buồng trứng của người phụ nữ ngày càng giảm (mặc dù vẫn diễn ra sự rụng trứng), chu kì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng, có thể rút ngắn hơn. Do đó, khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng bị ảnh hưởng.
"Vùng kín" của bạn được hỗ trợ bởi dây chằng, các mô và cơ bắp. Nhưng khi cơ quan này bắt đầu lão hóa, sàn chậu không còn khỏe mạnh như trước thì chị em có thể gặp phải tình trạng sa tử cung xuống thấp hoặc rò rỉ nước tiểu ở bàng quang. Nếu bạn chăm chỉ tập các bài tập Kegel thì có thể khắc phục tình trạng này. 
Ở tuổi này, mức độ estrogen thấp cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng acid-kiềm trong âm đạo, từ đó có thể dễ dẫn tới viêm, mỏng niêm mạc âm đạo và khô âm đạo. Chị em sẽ dễ có cảm giác ngứa, rát và đỏ. 
(Nguồn: EverydayHealth)
aFamily

© 2021 FAP
  1,119,646       1/731