Bạn sẽ chỉ đạt được mục đích khỏe mạnh nếu tuân thủ những nguyên tắc trong ăn uống.
Ăn uống là một phần quan trọng trong việc giữ cho bạn khỏe mạnh. Nhưng bạn sẽ chỉ đạt được mục đích đó nếu tuân thủ những nguyên tắc
trong ăn uống như sau đây.
1. Ngừng ăn đường
Bạn đã nghe nói nhiều về tác hại của việc tiêu thụ đường quá mức. Nó không chỉ làm tăng nguy cơ tăng cân mà còn ảnh hưởng đến các kích thích tố, gây mất cân bằng nội tiết và tác động trực tiếp đến sức khỏe.
Một chế độ ăn nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế khiến cho mức insulin được sản xuất ra quá mức, dẫn đến sự tích tụ chất béo xung quanh vùng bụng. Nó cũng được liên kết với nguy cơ cao mắc
bệnh tiểu đường và bệnh tim. Tiêu thụ quá nhiều đường còn can thiệp tới nội tiết tố nữ, tăng nguy cơ và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, thậm chí trong một số trường hợp nó còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai của người phụ nữ.
Ảnh minh họa
Các chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây thường chứa lượng chất béo omega-6 trung bình cao hơn 10 lần so với omega-3. Điều này đặt cơ thể vào trạng thái dễ bị viêm, và có thể liên kết đến các vấn đề về hormone. Vì vậy, cân bằng lượng chất béo omega-3 và omega-6 là rất quan trọng.
Cách dễ nhất để cân bằng 2 loại chất béo này là giảm các loại dầu thực vật trong chế độ ăn uống và tăng omega-3 từ dầu cá, các loại hạt và quả bơ.
Ảnh minh họa
3. Đừng quên bổ sung vitamin D
Tất cả các loại vitamin đều tốt và cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều vấn đề của cơ thể, bao gồm cân bằng hormone, tốt cho xương, phòng ngừa trầm cảm mùa đông... Nguồn vitamin D tự nhiên có trong ánh mặt trời nhưng không phải lúc nào bạn cũng tiếp xúc với ánh mặt trời để hấp thụ nguồn dinh dưỡng này, Nếu tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều và không đúng cách (ví dụ như ra ngoài lúc nắng nóng...) thì rất có thể còn gây ung thư da.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bình thường nên bổ sung lượng vitamin D là 400IU (10mcg) mỗi ngày, những người có nồng độ vitamin D thấp thì cần bổ sung nhiều hơn. Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như sữa, nước cam, lòng đỏ trứng, gan, cá... Bạn nên đi khám để biết mình cần bổ sung bao nhiêu vitamin D là đủ.
Ảnh minh họa
4. Ăn đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp
Kiểm tra tuyến thượng thận là điều bạn cần thực hiện định kì vì đó là một trong những trung tâm sản xuất nội tiết tố của cơ thể. Cuộc sống căng thẳng khiến cho nhiều người phải chịu những áp lực cao, điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, tăng cân và kém tập trung. Từ đó kéo theo sự suy giảm chức năng của tuyến thượng thận. Kết quả là bạn dễ bị mất
cân bằng nội tiết, rối loạn ăn uống, chỉ số đường huyết dễ tăng và tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.
Để đạt mục tiêu giữ cân bằng trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn cần điều hòa lượng đường trong máu bằng cách ăn các đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp và đảm bảo chế độ ăn uống chứa đầy đủ các loại vitamin B và magiê (từ các loại ngũ cốc nguyên cám, rau lá xanh...).
(Nguồn: Graph)