Tiêm thuốc tránh thai ảnh hưởng đến hormone nên nó có thể tác động đến cơ chế sinh lý trong cơ thể, dẫn đến rối loạn hormone và gây rong kinh.
Thưa bác sĩ, cách đây 1 tháng em đi tiêm thuốc tránh thai, ngày tiêm là ngày 30/1. Cho đến thời điểm này, em vẫn bị rong kinh, mặc dù là ra rất ít nhưg em vẫn phải dùng băng vệ sinh hàng ngày.
Bác sĩ cho em hỏi tình trạng của em như thế là biểu hiện của bệnh gì ạ? Và nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không? Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Nguyễn P.)
Trả lời:
Bạn Nguyễn P. thân mến!
Qua những mô tả của bạn thì có thể biểu hiện rong kinh là do tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai gây ra.
Biện pháp tránh thai này ảnh hưởng đến hormone nên nó có thể tác động đến cơ chế sinh lý trong cơ thể bạn, dẫn đến rối loạn hormone và gây rong kinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh phụ khoa nào đó.
Bạn không nói rõ đã đi khám hay chưa nên không biết bạn đã dùng các loại thuốc gì. Theo chị, có nhiều khả năng em bị viêm âm đạo và lộ tuyến cổ tử cung. Vậy nên sau một thời gian dùng thuốc em vẫn cảm thấy khó chịu.
Ảnh minh họa
Trong trường hợp bị viêm âm đạo, bạn cần được kê thuốc uống và đặt để điều trị dứt điểm.
Viêm âm đạo là bệnh thường gặp ở nữ giới, tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường không đặc biệt nên nhiều người không nhận ra. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo bao gồm: Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, ngứa rát âm đạo, viêm loét, đi tiểu nhiều, ngứa rát âm đạo, nóng rát và ngứa âm đạo, sưng đỏ khi đi tiểu...
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng viêm lành tính, tình trạng này xảy ra với khá nhiều phụ nữ hiện nay, hay gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Viêm lộ tuyến khi nào cần phải điều trị, việc điều trị như thế nào, chỉ định đốt hay đặt thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu không gây khó chịu như tiết dịch âm đạo nhiều, liên tục gây ngứa ngáy ẩm ướt thì có thể không cần điều trị, thuốc đặt âm đạo thì không làm hết tình trạng viêm lộ tuyến. Viêm lộ tuyến tử cung có thể được điều trị bằng phương pháp đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt laser. Các phương pháp điều trị này không ảnh hưởng đến
quá trình mang thai.
Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, không nên
ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn.
Nếu có thắc mắc muốn được giải đáp liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, tình dục... bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại email:suckhoe@afamily.vn. |