Sức khỏe

Tư vấn của bác sỹ cho cặp vợ chồng mong sớm có con

Nếu đang mong có con, hai vợ chồng cũng nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và làm một số các xét nghiệm.

Thưa bác sĩ, em lấy chồng đã được 4 tháng mà vợ chồng em không kiêng gì hết mà sao chưa có con. Em có kinh nguyệt không đều. Mấy ngày hôm nay người em rất mệt chóng mặt đi tiểu nhiều hơn nữa và em cũng có cảm giác thèm ăn nhưng em thử bằng que thì chỉ có một vạch hay vì em thử quá sớm ? (Nguyễn Ngô)
Trả lời:
Qua câu hỏi của em có thể thấy là vợ chồng em đang rất mong con. Nhưng hai vợ chồng mới cưới, quan hệ không kiêng, không tránh thai 4 tháng chưa có con chưa phải là điều gì bất thường. Vì vô sinh được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai.
Tuy nhiên nếu đang mong con, hai vợ chồng cũng nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và làm một số các xét nghiệm. Em có thể cũng đã nghe đến xét nghiệm tiền hôn nhân rồi?!
làm gì khi khó có con
Ảnh minh họa
Có những bất thường, hoặc những bệnh lý của cơ thể không được phát hiện ra cho đến khi được đi khám chuyên khoa. Vậy để không mất thời gian chờ đợi, các cặp đôi thường được khuyên đi khám sớm. 
Ngay kể cả khi hai vợ chồng hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý gì, bộ máy sinh sản hoạt động tốt thì trước khi có thai người vợ cũng có thể được tư vấn tiêm phòng vacxin phòng chống  sởi, thủy đâu, rubella…uống vi chất dinh dưỡng : sắt, acid folic…rất cần thiết và quan trong trước và trong những tuần đầu của thai kỳ.
Theo như lời em kể kinh nguyệt của em không đêu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt đi tiểu nhiều, thèm ăn. Các triệu chứng đều rất mơ hồ, nhiều khi là do tâm lý mong con gây áp lực cho cơ thể em ạ.
Có môt điều nữa tư vấn cho em là, nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới mới bước vào đời sống tình dục, cộng thêm tâm lý sốt ruột mong con nên tần suất quan hệ vợ chồng rất cao, nhưng không biết giữ vệ sinh giao hợp dẫn đến các bệnh lý viêm đường tiết niệu, viêm bang quang, rối loạn tiểu tiện, viêm nhiễm sinh dục…càng làm chậm có thai. Chứ chưa chắc quan hệ nhiều mà đã dễ có bầu.
Vậy nên đừng quá lo lắng  Em có thể đọc thêm sách tra cứu thông tin tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe trước và trong khi mang thai, để mình chủ động với sức khỏe của mình. 
Chúc các em sớm có tin vui!
BS. Bạch Hà Thư (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Nếu có thắc mắc muốn được giải đáp liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, tình dục... bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại email:suckhoe@afamily.vn.

aFamily

© 2021 FAP
  1,112,760       1/876