Sức khỏe

Một trẻ tử vong do bệnh thương hàn – cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho con

Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường tiêu hóa, do trực khuẩn Salmonella typhi và Salmonella paratyphi gây nên.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng có thể xảy ra, thậm chí dẫn đến tử vong.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh
Ngày 24/3, Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa có một bệnh nhi 2 tuổi (tạm trú huyện Bình Chánh, TP.HCM) tử vong do bị thương hàn.
Trước đó bé gái này được đưa vào khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy, sốc nặng nghi nhiễm trùng huyết và mặc dù được hồi sức tích cực nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị nhiễm Salmonella - vi trùng thương hàn. Bệnh nhi còn có bệnh bẩm sinh về gan mật, đề kháng yếu.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, bệnh thương hàn lây nhiễm qua đường tiêu hóa (trong phân của người bệnh) và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. BS Khanh khuyến cáo khi thấy trẻ sốt cao không giảm, tiêu chảy nhiều thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán, xử lý đúng.
 Đặc trưng của bệnh thương hàn 
Bệnh thương hàn có đặc trưng là sốt liên tục, sốt cao lên đến 40oC, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có màu. Hiếm gặp hơn là ban dát, chấm màu (đỏ) hồng có thể xuất hiện. 
Trường hợp điển hình, diễn tiến của bệnh thương hàn không được điều trị được chia làm 4 giai đoạn riêng rẽ, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 1 tuần. 
Tuần đầu tiên, có một sự gia tăng nhiệt độ từ từ tương ứng với chậm nhịp tim, khó chịu, nhức đầu và ho. Chảy máu mũi (chảy máu cam) ở 25% các trường hợp và đau bụng có thể có. Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu ưa axit tương quan với tăng bạch cầu lympho, nuôi cấy máu tìm thấy Salmonella typhi hay Paratyphi.
Sang tuần thứ hai, bệnh nhân nằm liệt giường với sốt cao 40 độ C và nhịp tim chậm (tình trạng mạch nhiệt phân ly). Bệnh nhân luôn có mê sảng, li bì nhưng thỉnh thoảng bị kích thích. Do mê sảng làm cho bệnh thương hàn có biệt danh là "sốt thần kinh". Chấm ban hồng xuất hiện ở phần thấp của ngực và bụng ở khoảng 1/3 bệnh nhân. Khám thấy có ran ngáy ở đáy phổi. Bụng trướng căng và đau ở 1/4 dưới phải, nơi có thể nghe được sôi bụng. Tiêu chảy có thể xảy ra trong giai đoạn này, đi tiêu 6 - 8 lần/ngày, phân màu xanh lục, mùi đặc trưng, nhiều trường hợp lại gặp táo bón. Gan và lách to, mềm và xét nghiệm thấy men transaminases tăng. 
Đến tuần thứ ba của thương hàn, một số biến chứng có thể xảy ra như: xuất huyết tiêu hóa do chảy máu từ mảng Peyer ở ruột gây xung huyết; có thể rất trầm trọng nhưng thường không gây tử vong; thủng ruột non ở đoạn xa hồi tràng,  đây là biến chứng rất nặng và thường gây tử vong, nó có thể xảy ra mà không có triệu chứng cảnh báo cho đến khi nhiễm khuẩn  huyết và viêm phúc mạc lan tỏa; viêm não; gây mủ ở cơ quan khác, viêm túi mật, viêm nội tâm mạc, viêm xương.
Cuối tuần thứ ba, sốt bắt đầu giảm,  tiếp tục đến tuần thứ 4 và tuần cuối cùng. Nếu không bị biến chứng, bệnh nhân sẽ khá dần lên sau một giai đoạn từ 7 - 10 ngày nhưng bệnh có thể tái phát 2 tuần sau khi đã lui bệnh.
dấu hiệu và cách phòng bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng có thể xảy ra. Ảnh minh họa
Phòng chống bệnh thương hàn
Hiện nay dùng vắc-xin phòng bệnh thương hàn là tốt nhất, có hai loại vắc-xin hiện đang sử dụng - một được tiêm một liều duy nhất, và loại kia được cho uống. 
Rửa tay thường xuyên  là cách tốt nhất để kiểm soát nhiễm trùng. Rửa tay kỹ bằng nước xà phòng , đặc biệt là trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
Tránh uống nước không qua xử lý. Ô nhiễm nước uống là một vấn đề cụ thể ở những nơi bệnh thương hàn đặc hữu. 
Không nên ăn các loại trái cây và rau quả tươi. Bởi vì nguyên liệu có thể đã được rửa trong nước không an toàn, tránh các loại trái cây và rau quả mà không thể gọt vỏ. 
Thực hiện ăn chín uống sôi. Dùng lồng bàn che đậy thức ăn khỏi bị ruồi, nhặng làm nhiễm bẩn. 
Trong vùng có người mắc bệnh hoặc vùng bị lũ lụt, ô nhiễm môi trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch cloramin B, vôi bột. 
Để dự phòng cần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước, chất thải, cống rãnh, khử trùng nguồn nước; cách ly và xử lý chất thải của bệnh nhân. 
Khi người bệnh của triệu chứng của bệnh thương hàn cần đưa đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị. 
aFamily

© 2021 FAP
  784,550       3/850