Cả 2 cậu bé đã có một khoảng thời gian tuyệt vời, được nhảy nhót và vui cười thả ga trên nhà phao. Nhưng 2 ngày sau đó lại là ngày khủng hoảng với bà mẹ 2 con này.
Mắc bệnh nguy hiểm sau 2 ngày đi chơi nhà phao về
Vào một ngày vào mùa hè năm 2015, sau khi tham dự bữa tiệc tổng kết tại trường về sớm, chị Brenda Sanderson, ở Massachusetts, Mỹ đã cho 2 con vào chơi nhà phao, trò chơi yêu thích của chúng.
Cả 2 cậu bé đã có một khoảng thời gian tuyệt vời, được nhảy nhót và vui cười thả ga. Nhưng 2 ngày sau đó lại là ngày khủng hoảng với bà mẹ 2 con này.
Chị Brenda bất ngờ nhìn thấy vài vết xước trên cánh tay của cậu con trai 10 tuổi. Bà mẹ tự hỏi nguyên nhân gây ra những vết xước này.
"Nó nói với tôi rằng: Mẹ ơi, con nghĩ là vết xước này có khi ở nhà phao. Tôi nghĩ ngay con bị bỏng do chà xát với chất liệu nhựa", chị Brenda nhớ lại.
Nghĩ cũng đơn giản, chị liền lấy thuốc mỡ Neosporin bôi cho con. Ngoài ra, chị cũng rất cẩn thận, sử dụng nước sát trùng để vệ sinh vết thương. Chị nghĩ, chỉ cần 1 ngày là những vết xước đó sẽ se lại, khô và da sẽ liền.
Ngày hôm sau, vừa ngủ dậy, chị vào phòng đánh thức 2 cậu con trai. Bất chợt, chị nhìn thấy trên ga giường cho vài vết chấm ướt. Chị hoảng hốt khi phát hiện vết thương trên tay con bắt đầu chảy nước và lan rộng.
Cậu bé nói với mẹ là thấy hơi đau nhức phần cánh tay. Chị Brenda nhanh chóng nhận ra đây không phải là những vết xước thông thường. Triệu chứng không hề thuyên giảm, nếu không muốn nói là nghiêm trọng hơn.
Linh tính của người mẹ mách bảo có chuyện không ổn, chị quyết định đưa con trai đi khám bác sĩ. Bà mẹ bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán con trai bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu đưa đến bệnh viện muộn.
"Nhà phao giống như một tấm thảm đấu vật vậy. Vi khuẩn tụ cầu thường xuất hiện ở phòng tập thể dục hoặc ở một số địa điểm vui chơi công cộng không được vệ sinh sạch sẽ", bác sĩ nói với chị Brenda.
Nhận ra có một căn bệnh nguy hiểm luôn rình rập con nhỏ, ngay sau đó, chị Brenda đã đăng tải lên trang cá nhân để cảnh báo về hoạt động vui chơi nhà phao không được vệ sinh sạch sẽ ở địa phương.
Nhà phao: Trò chơi yêu thích của rất nhiều em nhỏ.
Cảnh báo về bệnh do vi khuẩn tụ cầu
Vi khuẩn tụ cầu có hầu hết khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên và có thể gây bệnh cho người bất cứ lúc nào, mùa nào nhưng vào mùa hè, chúng thường gây nên một số bệnh nhiễm khuẩn cho con người, đặc biệt là trẻ em.
Vi khuẩn tụ cầu có 3 loại là tụ cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh. Nguy hiểm ở chỗ tụ cầu vàng kháng lại nhiều loại kháng sinh thông dụng, dẫn đến việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí không có kết quả.
Hình ảnh vi khuẩn tụ cầu vàng.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), bệnh do nhiễm vi khuẩn tụ cầu có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và nó "lây lan qua da tiếp xúc da hoặc những vết thương hở trên da".
Điều này giải thích tại sao một đứa trẻ có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với những khu vực nguy hiểm bên trong nhà phao.
Triệu chứng ban đầu là thường xuất hiện mụn nhọt, chốc đầu, lở loét da. Bệnh ở da có khi tạo nên các ổ áp-xe to bằng hạt ngô, quả táo, đầu ngón tay nằm ngay dưới da gây đau đớn, sốt, sưng nề sung huyết làm đỏ cả một vùng da.
Theo Webmd, bình thường vi khuẩn tụ cầu sống trên da người và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nhưng nhiễm vi khuẩn tụ cầu có thể bị thiệt mạng nếu vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể, đi vào đường máu, xương, phổi hoặc tim. Vì thế, dù là người khỏe mạnh, một khi bị nhiễm bệnh đều có nguy cơ tử vong cao.
Cách phòng ngừa bệnh do vi khuẩn tụ cầu
Bác sĩ Ari Cohen, Trưởng khoa cấp cứu Nhi thuộc Bệnh viện Mass General (Mỹ) khuyên các bậc phụ huynh lựa chọn những địa điểm vui chơi cho con cái phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, bố mẹ không nên coi thường các vết xước tay chân, vết cắt, mụn nhọt gây sưng và mưng mủ ở trẻ nhỏ. Đó chính là nơi các con vi khuẩn tụ cầu có thể xâm nhập vào cơ thể.
Trang Webmd cũng đưa ra những bước cơ bản phòng ngừa bệnh do vi khuẩn tụ cầu gây ra:
- Dạy trẻ cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước trong ít nhất 15 giây sau khi chơi với vật nuôi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi. Nếu không có điều kiện rửa tay thì sử dụng khăn lau tay chứa chất khử trùng.
- Dạy trẻ không dùng chung khăn mặt, đồng phục, hoặc các đồ vật chung khác.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ các vết thương hở hoặc dùng băng gạc khô băng lại cho đến khi vết thương lành hẳn. Có thể sử dụng thuốc bôi, uống nhưng với điều kiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Luôn vệ sinh đồ chơi cho con trẻ.
Đừng MẤT CON vì nhận thức sai lầm - Các gia đình quan niệm trời nóng gây mụn, nhưng thực tế không có nóng nào gây mụn cả! - Vì thế, mùa hè khi trẻ xuất hiện mụn nhọt cần cho trẻ đi bác sĩ kiểm tra. - Để xác định tụ cầu vàng chỉ cần lấy máu là có thể phát hiện ra bệnh. Bằng kinh nghiệm các bác sĩ sẽ chỉ định đúng bệnh để có hướng điều trị. - Có cháu bé và người lớn không chữa trị sớm tụ cầu vào máu khi đưa đến bệnh viện đã tử vong do nhiễm trùng huyết. |
* Tổng hợp
trẻ em chơi nhà phao, sức khỏe trẻ em, vi khuẩn tụ cầu