Có thể nói chưa khi nào tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết thách thức các ngành chức năng lớn như hiện nay. Sự gia tăng số ca bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh thành đang là mối đe dọa rất lớn đối với dịch sốt xuất huyết hoành hành
Ghi nhận 49.049 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm với mỗi năm số người mắc lớn. Hiện nay dịch bệnh SXH đang có nhiều diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, SXH đã xuất hiện tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp, trong đó có 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, số ca mắc tăng cao và có nguy cơ lan rộng. Đặc biệt, tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông (tại khu vực Tây Nguyên số ca mắc chiếm khoảng 50% tổng số ca mắc của cả nước.
Đặc biệt, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Bệnh có thể phát triển thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, dễ gây tử vong nhất là với trẻ em và gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch.
Thời tiết mùa mưa ở Việt Nam (thường từ tháng 7 đến tháng 11) có đặc điểm chính là: Có những trận mưa lớn, diễn ra nhanh; Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng (giữa ngày và đêm, giữa các ngày); và Khí hậu ẩm ướt… Điều kiện khí hậu này, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng nhiều hơn, loăng quăng/bọ gậy phát triển… nên có nhiều khả năng phát triển các bệnh dịch.
Không chỉ có các tỉnh Tây Nguyên, tại các khu vựa phía Nam và phía Bắc cũng đang có nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa. Nguyên nhân là do những trận mưa rào nhanh và thất thường làm cho người dân không cảnh giác, chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Hơn nữa, vào mùa mưa, đặc biệt trong trường hợp ngập lụt, nước thải, rác thải, vùng nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi và virus sinh sôi, nguy cơ truyền bệnh là rất cao.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng giữa ngày và đêm hay giữa ngày nắng với ngày mưa là một trong những yếu tố tác động đến sức đề kháng của con người. Với những người có sức khỏe yếu như người già và trẻ nhỏ, nhiệt độ thay đổi đột ngột liên tục như vậy sẽ làm cho cơ thể họ không thích ứng kịp, từ đó các chức năng của hệ miễn dịch không thực hiện tốt nên dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này tấn công cơ thể làm cho cơ thể không phản ứng kịp nên sức đề kháng cũng bị giảm đi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, điển hình là các bệnh về hô hấp, sốt xuất huyết...
Do khí hậu mùa mưa thay đổi thất thường nên người dân cần chú ý hơn đến sức khỏe của mình, tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, miễn dịch để phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tốt nhất, nên tránh ra ngoài lúc trời mưa, nếu đi ngoài trời mưa về thì cần thay quần áo khô và giữ ấm cơ thể để tránh bị cảm lạnh hoặc nhiễm các bệnh khác.
Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết cũng có xu hướng gia tăng trong cộng đồng vào mùa mưa do điều kiện khí hậu ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Vì vậy, để phòng bệnh SXH, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế, yếu tố quan trọng không kém là người dân cần nâng cao ý thức tự phòng bệnh.
Người dân có thể loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. Rửa, vệ sinh các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa...
Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất để diệt muỗi.
Đối với người bị sốt xuất huyết, nên nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Links tham khảo:
http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Tang-cuong-cong-tac-phong-chong-sot-xuat-huyet/20168/19413.vgp