Bệnh tay chân miệng ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây tại nhiều nước trên thế giới. Hiểu đúng về bệnh để có cách đối phó là những việc cần được thực hiện trong cả cộng đồng.
Bệnh dễ phát triển thành dịch
Theo nhận định của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với đặc trưng là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông.
Bệnh tay chân miệng có xu hướng bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và cả Việt Nam. Các virus thuộc nhóm enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này, bao gồm nhiều loại khác nhau như poliovirus, coxsackievirus, echovirus và các loại enterovirus khác.
Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh... nên dễ phát triển thành dịch nếu không được khống chế tốt. Ở những nơi tập trung đông trẻ nhỏ như trường học, mẫu giáo, nguy cơ phát triển dịch càng cao do các trẻ lây lẫn nhau. Trong những thời điểm dịch bùng phát mạnh, một số cơ sở mẫu giáo phải tạm đóng cửa để hạn chế phạm vi lây lan. Tình trạng này gần như năm nào cũng diễn ra tại nước ta và là hồi chuông cảnh báo về mức độ phát tán cũng như mức nguy hiểm của bệnh. Thậm chí, đã xuất hiện những ca có biến chứng nặng dẫn tới tử .
Trong những năm trở lại đây, số bệnh nhân nhập viện vì bệnh tay chân miệng cũng tăng lên, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, đầu năm học mới. Ở Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. Theo ghi nhận thì trong khoảng tháng 3 năm nay, chỉ tính riêng khoa Nhi - Bệnh viện Xanh Pôn, có hơn chục bệnh nhi đang điều trị và hầu như ngày nào cũng có vài ca mới nhập viện vì bệnh này. Trong khi tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng liên tục tiếp nhận bệnh nhân. Còn vào thời điểm giao mùa tháng 9 như hiện nay, mỗi ngày bệnh viện Xanh Pôn ghi nhận từ 30 – 40 bệnh nhi vào khám, trong số đó chủ yếu là điều trị ngoại trú ở nhà.
Các chuyên gia y tế lo ngại đây căn bệnh dễ bị nhầm với nhiều bệnh khác và chưa có vắc xin điều trị nên nếu trẻ nhỏ bị mắc mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng phổ biến của bệnh là sốt nhẹ 2 ngày, sau đó thì có các vết loét ở miệng, nổi mẩn hoặc phỏng nước ở tay, chân. Trẻ bị loét miệng sẽ khó chịu, đau đớn và bỏ ăn. Một số trẻ có thể bị sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, ngủ giật mình, run tay chân... Đây là bệnh thường gặp ở trẻ và trẻ càng nhỏ tuổi thì càng dễ bị nặng, mức độ nghiêm trọng cao hơn.
Cách phòng ngừa bệnh lây lan thành dịch
Phòng bệnh tay chân miệng không có nghĩa là chỉ tránh lây bệnh mà còn phải hạn chế sự lây lan bệnh ra cộng đồng, phát triển thành dịch, gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của chính bản thân lẫn những người khác.
Trước hết, để bảo vệ bản thân, phòng ngừa lây bệnh, bất kì người dân nào cũng phải làm được những việc sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ... Với trẻ nhỏ chưa ý thức được việc rửa tay, cha mẹ cần hướng dẫn hoặc thực hiện giúp con.
- Tránh tiếp xúc, đặc biệt là ôm hôn trực tiếp, nói chuyện ở khoảng cách gần, dùng chung đồ dùng... với người bị nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh tại nhà, tẩy rửa các bề mặt, đồ dùng trong nhà sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
- Che mũi, miệng khi hắt hơi, ho.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi. Tăng cường bổ sung vitamin C trong thực phẩm cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tốt hơn.
Để ngăn ngừa bệnh lây lan phạm vi rộng ra cộng đồng, người dân và các tổ chức xã hội cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bị bệnh, cần cách ly và nghỉ ngơi ở nhà. Không để trẻ đang nhiễm tay chân miệng đến trường học, lớp mẫu giáo hay những nơi tụ tập đông nghười vì bất kì lý do gì vì như vậy có thể lây cho rất nhiều trẻ khỏe mạnh khác. Gia đình có trẻ mắc bệnh thì phải báo với trường, để nhà trường kịp thời có phương pháp khử trùng, vệ sinh lớp học đề phòng lây lan cho bé khác.
- Giữ vệ sinh nơi công cộng, đặc biệt là ở trường học, nhà trẻ, mẫu giáo...
- Đối với quần áo, tã lót, đồ dùng của người mắc bệnh cần được tẩy trùng trước bằng chất tẩy (chlorine pha loãng) sau đó mới giặt, rửa với nước sạch. Vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy nắp cẩn thận.
- Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, kịp thời điều trị, cách ly nếu không may bị bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Hapacol với hoạt chất chính là paracetamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang. Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434 |
Links tham khảo:
http://www.pasteurhcm.gov.vn/news/phong-chong-benh-tay-chan-mieng-248.html
http://infonet.vn/ha-noi-nhieu-tre-nhap-vien-vi-benh-tay-chan-mieng-post210015.info
http://vnexpress.net/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/topic-13349.html
http://www.nhs.uk/Conditions/Hand-foot-and-mouth-disease/Pages/Introduction.aspx