Sản phẩm có chất tạo ngọt, cà phê, sữa, rượu bia... đều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.
Tiêu chảy là vấn đề khó chịu mà nhiều người từng mắc phải. Hầu hết tiêu chảy đều có nguyên nhân từ một loại virus hoặc vi khuẩn, nhưng có những loại thực phẩm cũng khiến cơ thể bạn rất nhạy cảm.
Cách tốt nhất để điều tra xem có phải thực phẩm đang âm thầm làm hại bạn không là giữ một cuốn nhật ký thực phẩm", Shilpa Ravella, giáo sư tiêu hóa và trợ lý y khoa tại Trung tâm y tế Đại học Columbia nói. Hãy tham khảo một vài loại thực phẩm thường gây họa cho bụng của bạn, nhất là nguy cơ tiêu chảy nhé.
Thực phẩm có chất tạo ngọt
Các loại đồ ăn vặt không đường như kẹo cao su có thể giải tỏa cơm thèm ngọt cho bạn nhưng lại chứa nhiều hợp chất có tác dụng nhuận tràng. Các chất làm ngọt tự nhiên như aspartame, sucralose, và sorbitol có thể gây tiêu chảy, đầy hơi vì cơ thể của bạn đang chuyển hóa chúng trong ruột," Tiến sĩ Bhavesh Shah, giám đốc y tế Trung tâm y tế Memorial Long Beach ở California, Mỹ chia sẻ.
Cà phê
Nếu uống cà phê vào buổi sáng khiến bạn phải chạy vào nhà vệ sinh sau đó, có rất nhiều người cũng gặp phải tình trạng như bạn. "Cà phê có thể gây tiêu chảy ở một số người. Các caffeine có thể kích thích ruột co lại nhanh hơn so với bình thường, vì vậy thức ăn được chuyển hóa nhanh hơn và có thể không được hấp thụ tốt", Ravella nói. Độ chua của cà phê cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số rối loạn tiêu hóa.
Rượu
Nếu bạn uống quá nhiều vào đêm hôm trước, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa vào sáng hôm sau. Bạn sẽ cảm thấy nôn nao. "Rượu là một chất kích thích. Ruột của bạn có thể không thích nghi được với việc bạn uống một lượng rượu quá lớn. Rượu cũng làm tăng tốc độ tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể và khiến bạn bị tiêu chảy", Tiến sĩ Bhavesh Shah cho biết.
Sữa
Theo Viện Y tế quốc gia, có đến 50 triệu người Mỹ trưởng thành không dung nạp lactose. Nếu dạ dày sôi lên khi bạn uống sữa, ăn phô mai hay sữa chua hay bạn có thể không dung nạp lactose. "Triệu chứng thường thường bắt đầu khoảng 30 phút đến hai giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose, có thể bao gồm buồn nôn, chuột rút, đầy hơi, khí ga, và tiêu chảy", Shah nói.
Lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch
Gluten là hợp chất của protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch có thể gây tiêu chảy và đầy hơi cho một số người, nhưng tin tốt rất ít người nhạy cảm với gluten. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lúa mì gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn, hãy ghi vào cuốn sổ nhật ký thực phẩm.
Bạn có bị đau bụng mỗi khi ăn bánh mì hoặc mì ống không? "Nếu bạn nghĩ rằng cơ thể bạn không dung nạp gluten, thì hãy kiểm tra xem bạn có mắc bệnh celiac", Ravella nói. Đối với những người bị chứng rối loạn tự miễn này, gluten có thể gây tổn thương niêm mạc ruột non.
Thức uống có đường
Các thức uống có đường chứa carbs, rượu đường gây khó tiêu, đặc biệt là với những người bị hội chứng ruột kích thích. Thức uống có đường thường kém hấp thu ở ruột non, có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy. Giảm tiêu thụ thức uống có đường có thể giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích như tiêu chảy.
Chất xơ
Chất xơ giúp cơ thể dễ tiêu hơn, nhưng đôi khi chất xơ lại gây phản tác dụng. "Quá nhiều chất xơ chắc chắn có thể gây tiêu chảy", Shah nói. Chất xơ liên kết với các nước, có thể giúp ngăn ngừa táo bón, nhưng cũng có thể có tác dụng nhuận tràng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất xơ cùng một lúc.
Ớt cay
Một số người có thể ăn ớt như ăn kẹo, nhưng một số người lại không thích ớt. Mỗi người có ngưỡng chịu đựng cay khác nhau. Thức ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hoá và gây phân lỏng.
(Nguồn: Pre)
hội chứng ruột kích thích, chất tạo ngọt, cà phê, bệnh tiêu chảy