Hãy cảnh giác với những nó là biểu hiện khác thường của cơ thể như dưới đây vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh tim không triệu chứng đấy
Cựu Hoa hậu Bắc Dakota Mỹ, Samantha Edwards, đã đột ngột qua đời dù mới 37 tuổi tại nhà riêng và đầu mùa hè năm vừa rồi là một thông tin khiến không biết bao nhiêu người bị sốc. Trước đó, cô vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Mẹ cô, bà Laurie Sayre đã tiết lộ nguyên nhân cái chết của cô trên facebook. Theo đoạn chia sẻ đầy cảm xúc của bà, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy hoa hậu Samantha Edwards qua đời do mắc một căn bệnh tim di truyền không có triệu chứng - Bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp (Right ventricular arrythmogenic cardiomyopathy - ARVC) . Điều này khiến cho mọi người trong gia đình, ngay cả bản thân hoa hậu cũng không biết mình bị bệnh.
Cựu Hoa hậu Bắc Dakota Mỹ, Samantha Edwards, đã đột ngột qua đời vì bệnh tim hiếm gặp.
Điều này vô cùng đáng buồn và đáng sợ bởi nếu được chẩn đoán sớm, hoa hậu Edwards có thể đã được cứu sống.
Từ trường hợp của hoa hậu Samantha Edwards, nhiều người đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để biết mình bị bệnh tim không có triệu chứng này?".
Theo bác sĩ tim mạch Laxmi Mehta, Chủ tịch Hội tim mạch Phụ nữ (Women’s Cardiovascular Health) tại Trung tâm y tế thuộc Đại học Ohio State, không phải lúc nào cũng có triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh tim. Bệnh tim không triệu chứng mặc dù hiếm gặp ở người trẻ tuổi nhưng một khi đã mắc và phát tác thì vô cùng bất ngờ và nguy hiểm. Tuy nhiên, may mắn là căn bệnh này có thể chữa được nếu phát hiện sớm.
Vì vậy, hãy cảnh giác với những nó là biểu hiện khác thường của cơ thể như dưới đây vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh tim không triệu chứng đấy:
1. Đau ngực
"Triệu chứng này thường liên quan đến các vấn đề tim, nhưng nó cũng dễ dàng bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Một số người trẻ có xu hướng có đau ngực và chỉ nghĩ rằng đó là chuyện bình thường, đặc biệt là nếu họ đã có thường bị như vậy từ khi còn nhỏ", Mehta nói.
2. Tức ngực, khó thở
Ami Bhatt, bác sỹ giám đốc Chương trình bệnh tim bẩm sinh người lớn Bệnh viện Massachusetts, nói rằng, những người bị bệnh tim dù là bệnh tim không có triệu chứng thì cũng có thể gặp cảm giác nặng nề hoặc đau tức ở ngực
Tương tự như vậy, nếu như bạn thấy mình hị hụt hơi sau khi làm việc gì đó dù nhẹ nhàng (ví dụ như đi cầu thang) mà những người tầm tuổi mình không như vậy thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Dấu hiệu này cũng có thể ngầm cảnh báo tim bạn hoạt động không tốt lắm.
3. Nhịp tim thất thường
Nicole Weinberg, bác sĩ khoa Tim mạch tại Trung tâm Y tế Saint John's Health Center tại California khuyên rằng: Nếu bạn đột nhiên nhận thấy nhịp tim của mình nhanh như đua xe hoặc chậm như thể bỏ qua một vài nhịp thì bạn nên đi khám tim sớm sẽ tốt hơn. Tốt nhất bạn không nên chủ quan vì có thể tim bạn không khỏe mạnh như bạn vẫn nghĩ.
4. Chóng mặt, mệt mỏi
"Cảm thấy mệt mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, thậm chí có khi chỉ là do bạn vận động quá mức nên dễ khiến nhiều người hiểu lầm. Nhưng nếu bình thường bạn tràn đầy năng lượng mà lại đột ngột mệt mỏi thì có điều gì đó đang không ổn xảy ra với tim của bạn", bác sĩ Weinberg nói. Triệu chứng này đi kèm biểu hiện chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi đứng lên nhanh thì càng chứng tỏ bạn cần đi khám tim sớm.
5. Sưng chân
Bỗng nhiên bạn bị sưng ở chân dù không làm gì đặc biệt, trước đây không hề bị thì rõ ràng đây là triệu chứng đáng lo lắng. Bác sĩ Mehta giải thích rằng đó có thể là một dấu hiệu cho thấy máu không lưu thông đúng cách và không lưu chuyển đều đặn được xuống chân. Điều này đặc biệt đúng nếu tình trạng này xảy ra liên tục hoặc kéo dài không khỏi.
6. Bị ngất
"Bất cứ khi nào bạn bị ngất, ngay cả khi bạn biết được nguyên nhân thì bạn vẫn nên đi khám bác sĩ. Dễ bị ngất xỉu như vậy có thể do hạ lượng đường trong máu hoặc nghiêm trọng hơn là tim đang làm chưa tốt việc bơm máu đến các bộ phận cơ thể", bác sĩ Mehta cho biết.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến yếu tố gia đình. "Nếu trong gia đình bạn có người thân bị bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim khi còn trẻ và cho dù họ có qua đời hay không thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh tim", bác sĩ Linda Gillam, Chủ tịch của Trung tâm Y tế Morristown (Morristown Medical Center), thuộc hệ thống y tế Đại Tây Dương, cho biết. Trong cuộc sống có rất nhiều bệnh có yếu tố di truyền đã gây tử vong đột ngột ở những người trẻ.
Mỗi người có thể có những triệu chứng khác nhau và không phải lúc nào các dấu hiệu cũng xuất hiện cùng lúc. Vì vậy, hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn chỉ có một số triệu chứng như trên thì bạn vẫn nên đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Bệnh cơ tim thất phải loạn nhịp/ Viêm cơ tim là gì?
Bệnh này còn viết tắt là ARVD/C, đây là một triệu chứng bất thường của tâm thất phải, làm ảnh hưởng đến khả năng đập đều đặn, nhịp nhàng của tim, gây triệu chứng rối loạn nhịp tim. Đây là loại bệnh tim di truyền tiến triển, theo đó tâm thất phải bị thay thế bởi chất béo và xơ nang, gây ra rối loạn.
Một số người mang bệnh nhưng không có biểu hiện cụ thể, phụ nữ và nam giới có nguy cơ mắc bệnh ngang nhau. Mặc dù bệnh này không phải nguyên nhân thường gây đột tử vì bệnh tim, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ 1/5 số người đột tử vì bệnh tim tuổi dưới 35.
Nguyên nhân gây bệnh: Là bệnh tim di truyền thuộc do gen. Các đột biến trong bảy loại gen được xác định trên 40 đến 50% người mang bệnh ARVC. Đồng thời cũng có bằng chứng cho thấy ARVD/C có thể bắt nguồn từ việc bị nhiễm trùng cơ tim.
(Nguồn: Genomics)
bệnh tim, bệnh tim không có triệu chứng, bệnh tim tiềm ẩn, bệnh tim mạch