Chỉ trong vòng 24 giờ, các tác nhân ô nhiễm và gây bệnh trên bàn chải đánh răng có thể sinh sôi rất nhanh, bao gồm cả phân, vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh herpes hay viêm gan.
Tiến sĩ Rhona Eskander, một nha sĩ có trụ sở tại Kensington và Chelsea cho rằng, không giữ bàn chải đánh răng sạch sẽ sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Vị nha sĩ trẻ tại London này cho biết thêm: Dùng chung bàn chải hoặc để nó chạm vào bàn chải của người người khác cũng vô cùng có hại. Cô nói với trang báo MailOnline: "Trong miệng có hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau, chúng có thể di chuyển sang bàn chải trong lúc bạn đánh răng. Vi sinh vật trong phòng tắm hay môi trường gia đình cũng có thể tích lại trên bàn chải đánh răng, đặc biệt là sau khi có ai đó đi vệ sinh. Khi bàn chải đánh răng được để gần và chạm vào nhau, vi khuẩn có thể truyền từ cái này sang cái khác, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo. Rửa bàn chải đánh răng dưới vòi nước chảy từ vòi không loại bỏ tất cả các vi trùng này".
"Nếu bạn mượn một bàn chải đánh răng đã được người khác sử dụng thì những virus gây bệnh như herpes và viêm gan siêu vi A, B và C có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Các vi khuẩn này, virus này có thể sống sót trong nhiều tháng trên một bàn chải đánh răng. Chính vì vậy, có thể nói bàn chải đánh răng chính là một nguồn ô nhiễm cực nghiêm trọng", cô nhấn mạnh.
Kể từ những năm 1920 các nhà khoa học nghi ngờ rằng việc tái sử dụng bàn chải đánh răng có thể là một con đường lây nhiễm trong khoang miệng.
Gần 40 năm trước đây, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí nghiên cứu Scandinavian Journal of Dental Research phát hiện ra rằng trên bàn chải cũng thường chứa các vi khuẩn Streptococcus mutans. Vi khuẩn này được hình thành trong miệng - là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng và hỏng men răng.
Các nhà khoa học cũng tranh cãi việc sử dụng bàn chải đánh răng làm tiêu diệt vi trùng khỏe mạnh trong khoang miệng. Họ cũng đề cập đến những yếu tố nguy hiểm có trong khoang miệng, bao gồm cả vi khuẩn đường ruột và pseudomonads. Đây có thể là những tác nhân dẫn đến tiêu chảy, phát ban da và nhiễm trùng tai.
Trong năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Đại học Quinnipiac ở Connecticut thấy rằng 60% bàn chải đánh răng mà họ nghiên cứu có chứa phân, có thể là của bạn, của người trong gia đình hoặc khách khứa tới nhà.
Một nghiên cứu năm 1988 do Giáo sư Richard Glass thực hiện cho thấy virus herpes có thể sống sót trên một bàn chải đánh răng khô trong ít nhất 48 giờ. Còn theo các nhà khoa học trường Đại học Arizona thì trong môi trường ẩm ướt, chẳng hạn như của một phòng tắm, nó có thể tồn tại lâu hơn một tuần.
Bạn có thể làm gì để giữ sạch bàn chải và phòng ngừa lây nhiễm?
Tiến sĩ, nha sĩ Mervyn Druian, chuyên gia răng miệng hàng đầu ở London, khuyến cáo như sau:
1. Nếu để bàn chải đánh răng trong nhà tắm
Nếu bạn phải lưu trữ bàn chải đánh răng trong nhà vệ tắm thì cần nhớ rằng luôn luôn đậy nắp bồn cầu khi xả nước để giảm thiểu sự phát tán của những giọt nước bị ô nhiễmlên bàn chải.
2. Để bàn chải thẳng đứng và một mình
Cất giữ bàn chải đánh răng của bạn ở một vị trí thẳng đứng và không chạm vào bất kì vật nào khác. Tuy nhiên, không bao giờ được để trong tủ kín vì sẽ thiếu không khí - có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn.
3. Thay thế bàn chải đánh răng thường xuyên
Hãy chắc chắn rằng bạn thay thế bàn chải đánh răng 3 tháng/lần hoặc nếu bị bệnh cúm hay cảm lạnh thì sau khi hồi phục cũng nên thay bàn chải.
4. Không dùng chung bàn chải với người khác
Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa nhiễm bệnh từ những mầm mống có trên bàn chải hoặc răng miệng người khác. Vì vậy, đừng bao giờ bị cám dỗ trong việc dùng chung một bàn chải đánh răng, ngay cả với những người thân yêu của bạn.
(Tồng hợp)
bàn chải đánh răng, bệnh răng miệng, nhiễm khuẩn