Không chỉ tạo ra những bộ phim truyền hình cổ trang hấp dẫn, các biên kịch, giám chế tài năng của TVB còn chinh phục khán giả bằng những lời thoại ý nghĩa và sâu sắc.
Cùng điểm qua những lời thoại đã từng khiến khán giả màn ảnh nhỏ phải "gật gù vì chí lý" của phim cổ trang
TVB:
"Nữ nhân, tốt thì là nương tử, không tốt thì là sư tử" – Chu Trường Thắng
trong “Hàn sơn tiềm long”
"Hạng người đê tiện nhất trên thiên hạ không phải là người vô tình mà là người lợi dụng tình cảm người khác ." – Mã Xuyên Khung trong “Hàn Sơn tiềm Long”
“Kẻ xấu thật không đáng sợ, đáng sợ nhất là người tốt giả " – Mã Xuyên Khung trong “Hàn sơn tiềm long”
“Trên đời này không có ai đúng ai sai, chỉ có ai thắng ai thua thôi " – Đàm Tự Đồng trong “Thanh Đao công lý”
"Tình cảm mà suy nghĩ thì không phải là tình cảm thật sự" – Ân Lê Đình trong “Thanh kiếm đồ long”
"Đời người có một tri kỉ chết không hối tiếc " – Lưu chính Phong “Tiếu Ngạo Giang Hồ” bản TVB năm 1996
"Phụ nữ chịu an phận thực ra là do họ vĩ đại hay là ngốc nghếch đây? – Ngụy Du Phượng trong “Phụng Hoàng Lâu”
"Trong các cách giữ chân đàn ông, cách hạ đẳng là chiều chuộng họ, như vậy sẽ khiến họ rất nhanh chán, cách trung đẳng là vừa đấm vừa xoa, làm cho họ cảm thấy vừa gần vừa xa, cách thượng đẳng là muốn cũng không được". – Nhĩ Thuần trong “Thâm cung nội chiến”
“Thật ra, trên thế giới này không có thứ gì là buông không được, khi đau rồi, sẽ tự nhiên mà buông thôi” – Lưu Tam Hảo trong “Cung tâm kế”
“Phụ nữ càng đẹp càng dễ hại người" – Ân Tố Tố trong “Thanh Kiếm đồ long”
“Người đang làm trời đang xem, chỉ cần không thẹn với lòng thì cho dù có lên biển lửa xuống chảo dầu cũng không có gì phải sợ" – Lý Liên Anh trong “Đại thái giám”
"Duyên đến duyên đi, tất cả đều là ý trời" – Hoa Cô Tử trong “Liêu trai II”
"Chuyện gì cũng không thể 1 bước lên trời. Con người thì phải học giáo huấn từ trong thất bại" – Nguyên Uyển trong “Vạn phụng chi vương”
"Trời cao không phụ lòng người. Đại nạn không chết ắt có hậu phước" – Tống Từ trong “Bức màn bí mật”
"Sống có số, chết cũng có số. Được mất không do người" – Tống Đình Ngọc trong “Tranh quyền đoạt vị”.