Cây thường thích sống theo cụm và giữa chúng cũng có tình bạn.
“Chúng tôi còn ghi nhận được những sự “thì thào” giữa các cây với nhau, một điều thực sự rất tuyệt vời, Peter Wohlleben, tác giả của cuốn sách “Cuộc sống bí ẩn của giới thực vật” (The Hidden Life of Trees).
Khi chỉ vào một nhóm cây, ông Wohlleben nói: “Chúng là bạn của nhau. Bạn có thể thấy bộ rễ của chúng quấn bền chặt vào nhau và chúng cũng không giành hết phần ánh sáng của bạn mình mà chia sẻ cùng nhau”. Hiện Wohlleben đã cùng hợp tác với nhà sinh thái học Suzanne Simard, thuộc Đại Học British Columbia, Canada để làm nên tư liệu “Giới thực vật thông minh” (Intelligent Trees).
Cây cũng có cảm xúc riêng của nó như chúng cũng biết sợ hãi.
Đoạn tư liệu cho thấy các nhà khoa học đã khám phá một cách kỹ lưỡng về cách mà giới thực vật “giao tiếp” với nhau. Nhưng điểm đáng lưu ý nhất vẫn là: “Cây cối không phải chỉ là những hàng gỗ vô tri vô giác chỉ đợi con người đến đốn hạ, khai thác về làm của cải, xây dựng hay chỉ sống và chết đi trong những vụ cháy rừng. Chúng không chỉ là những sinh vật sản xuất ra oxy và thành lọc không khí, chúng chính là những “sinh linh” có cảm xúc, biết trân trọng tình bạn, có thứ ngôn ngữ giao tiếp riêng và còn biết quan tâm, chăm sóc lẫn nhau”.
Các cây mẹ sẽ chăm sóc cây con và phát tín hiệu cho nhau nếu bị côn trùng tấn công.
Ông Wohlleben cho biết: “Thực sự có tình bạn giữa các cây với nhau, chúng còn biết chăm sóc nhau và liên kết với nhau thành đôi thành cặp”. Ông còn nhấn mạnh: “Tôi cũng chắc chắn giữa cây với người có tình bạn”.
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng cây thực sự có gia đình của nó, các “cây mẹ” sẽ chăm sóc các cây con của mình và gửi tín hiệu cho nhau nếu họ bị côn trùng tấn công. Và cũng giống như con người sống trong một xã hội, nó sẽ không phát triển độc lập mà cùng chung sống hòa thuận và có các mối quan hệ riêng của nó với môi trường sống để cùng phát triển.