Gia đình

8 sai lầm không được mắc nếu bạn muốn giàu

Người ta không thể giàu chỉ bằng cách tiết kiệm. Lãi suất ngân hàng không cao hơn tỷ lệ lạm phát là bao.

Đó là những chia sẻ của Grant Cardone, triệu phú tự thân người Mỹ, ông chủ của 3 công ty hàng triệu đô la, tác giả của 4 cuốn sách kinh doanh nằm trong top bán chạy của New York Times và cũng là chuyên gia tư vấn cho nhiều công ty nằm trong danh sách Fortune 500 (các công ty hàng đầu tại Mỹ).

8-sai-lam-khong-duoc-mac-neu-muon-giau

Grant Cardone - Ảnh: cardonesolutions.com.

Trên Entrepreneur, ông đã cảnh báo 8 sai lầm nhiều người mắc phải trên con đường tìm kiếm sự giàu có:

1. Tìm kiếm sự thoải mái, chứ không phải tự do

Tiện nghi là kẻ thù của sự giàu có và là nhân tố nguy hiểm đối với tài chính. Tầng lớp trung lưu tìm kiếm sự thoải mái. Người giàu tìm tự do và sự dư dả về tài chính, để sau đó tiền bạc có được không còn phụ thuộc vào nỗ lực của họ.

2. Đa dạng hóa

Để an toàn bạn không nên cho tất cả trứng vào một cái giỏ, nhưng bạn nên tập trung vào những lĩnh vực bạn có lợi thế nhất.

3. Chỉ có một nguồn thu nhập

Dù thu nhập của bạn lớn đến đâu cũng đừng bao giờ chỉ có một nguồn thu nhập. Tôi biết một giám đốc kiếm được 350 nghìn USD/năm và đó là toàn bộ nguồn thu của cô ấy. Đột nhiên, ngành của cô ấy xuống dốc và cô ấy không còn nguồn thu nhập nào nữa. Điều này đã xảy ra với rất nhiều người Mỹ, phá hủy những sự giàu có "giả vờ".

Để tạo ra sự giàu có, bạn phải đầu tư để tạo ra một dòng thu nhập đáng tin cậy, độc lập với nguồn thu nhập chính của bạn. Tôi sử dụng tiền từ việc cho thuê căn hộ, hợp tác với một công ty khác để tạo ra thu nhập thụ động. Đây không phải là sự đa dạng hóa, nó chỉ đơn giản là tích lũy thêm cho khối tài sản.

4. So sánh với những người khác

Đa số mọi người sống phụ thuộc vào đồng lương, so sánh tài chính với họ sẽ đảm bảo bạn không bao giờ xây dựng được sự giàu có. Cũng đừng so sánh với những người nghèo khổ để tự hào rằng mình đầy đủ hơn. Tài sản của người khác, dù nhiều hay ít, cũng không để dành trả các hóa đơn cho bạn, không để trả lương hưu cho bạn và không mang lại cho bạn sự an tâm. Vì thế so sánh tiền bạc của mình với người khác là vô nghĩa..

5. Đầu tư theo các xu hướng

Tránh đầu tư vào những công nghệ mới nhất và lớn nhất, bởi chúng hoàn toàn có thể được thay thế bằng những công nghệ mới khác. Warren Buffett đầu tư vào điện, đường sắt, ngân hàng, bảo hiểm, nước giải khát, bánh kẹo và các công ty thực phẩm. Đừng đi tàu lượn, hãy đi những con đường bộ dài hơn, chậm hơn nhưng chắc chắn sẽ tới đúng đích..

6. Tin tưởng mà không có bằng chứng

Sai lầm duy nhất và lớn nhất của tôi là ngây thơ ủy thác tài chính cho một nhóm người chỉ bởi tôi cảm thấy thích họ. Tôi đã bỏ qua các bằng chứng thực tế. Tôi làm theo cảm xúc của mình và tôi đã bị lừa.

Bỏ qua các bằng chứng sẽ khiến bạn gặp khó khăn. Nếu bạn thân thiết với một người nào đó mà bạn lại không dám đề nghị họ cung cấp các bằng chứng, chứng cứ thì đó không phải là người để bạn cùng hợp tác làm ăn.

7. Tiết kiệm chỉ để tiết kiệm

Người ta không thể tạo ra sự giàu có chỉ bằng cách tiết kiệm tiền. Lãi suất của các ngân hàng không cao hơn tỷ lệ lạm phát là bao. Và quan trọng hơn, tiền bạc nhàn rỗi dường như luôn tìm thấy lý do để bạn phải chi tiêu.

Dave Ramsey khuyên bạn không nên mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng bên người vì khi cầm nó, bạn luôn có lý do để sử dụng.

Để đảm bảo đạt được mục tiêu giàu có, từ khi 25 tuổi, tôi chuyển tiền thặng dư vào các khoản đầu tư tương lai, mà tôi không dễ dàng truy cập, vì vậy tiền luôn sẵn sàng khi tôi có đủ kiến thức và quyết tâm đầu tư.

8. Chi tiêu để gây sự chú ý

Những tín đồ mua sắm, cố gây ấn tượng với người khác bằng cách tiêu rất nhiều tiền, từ xe thể thao, quần áo hàng hiệu, túi giày thiết kế riêng đến bàn VIP thường không tiêu tiền của mình mà tiêu tiền của người khác. Người giàu thực sự không cố gây ấn tượng cho bất kỳ ai, họ luôn tìm kiếm tự do cho mình.

Khi những người giàu có trở nên sung túc và dư dả, họ mới bắt đầu ném tiền vào những điều xa xỉ: xe, du thuyền, máy bay, nhà nghỉ dưỡng... Bởi vì lúc này, số tiền bỏ ra cho những thứ này là quá nhỏ so với khối tài sản của họ.

Điều này nghe tuyệt vời phải không? Vậy bạn sẽ chọn là gì, tầng lớp trung lưu hay giàu có. Bạn nên biết, luôn luôn có cái giá phải trả cho bất kỳ lựa chọn nào.

Hoàng Anh

VNExpress

giàu có, quản lý tài chính, làm giàu


© 2021 FAP
  1,352,504       1/976