Giáo dục

Những nơi khó trúng tuyển hơn cả Đại học Harvard

Trường Tiểu học Đại học Hunter, lớp học của NASA hay Google là những nơi có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trúng tuyển đầu vào của Đại học Harvard.

Theo Business Insider ngày 24/11, một số trường học, tập đoàn ở Mỹ có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn mức 5-6% của trường đại học uy tín bậc nhất thế giới Harvard.

1. Những trường tiểu học hàng đầu của New York (Mỹ)

Quá trình từ tuyển sinh đến nhập học vào các trường tiểu học ở New York khiến nhiều phụ huynh cảm thấy kiệt sức. Trong số trường kiểu mẫu, có một trường mang tiêu chuẩn vàng là Tiểu học Đại học Hunter.

Hàng năm, Hunter chỉ nhận 25 bé nam và 25 bé nữ sinh sống tại Manhattan vào lớp mẫu giáo. Những em này được tuyển chọn từ 2.500 bộ hồ sơ và phải vượt qua rất nhiều bài kiểm tra. Tỷ lệ trúng tuyển vào trường là mức 2%, thấp hơn rất nhiều tỷ lệ trúng tuyển vào Harvard.

2. Lớp học của NASA năm 2017

nhung-noi-kho-trung-tuyen-hon-ca-dai-hoc-harvard
 

Lớp học của NASA năm 2017 đã nhận được 8.300 đơn ứng tuyển trong khi chỉ chọn tối đa 14 người. Như vậy, tỷ lệ được nhận chỉ ở mức 0,08%. 

Sau khi việc nộp đơn kết thúc, quá trình kiểm tra, chọn lựa sẽ diễn ra trong 18 thàng và sau đó chỉ 8-14 người được trao cơ hội trở thành ứng viên phi hành gia.

3. Viện âm nhạc Curtis (Mỹ)

Viện âm nhạc Curtis ở Philadelphia nổi tiếng với sự cạnh tranh đầu vào cao. Là nơi tìm kiếm và đào tạo sinh viên có tài năng về âm nhạc từ rất nhiều quốc gia nhưng tỷ lệ trúng tuyển vào Curtis chỉ ở mức 4%, thấp hơn tỷ lệ tuyển sinh vào các trường đại học danh tiếng nhất như Harvard hay Stanford.

4. Viện Quản lý Ấn Độ

Trong khi tỷ lệ trúng tuyển vào các trường đại học uy tín nhất thế giới ở mức 4-6% thì tỷ lệ trúng tuyển vào Viện Quản lý Ấn Độ là 1%. Đây là trường đào tạo kinh doanh hàng đầu Ấn Độ.

nhung-noi-kho-trung-tuyen-hon-ca-dai-hoc-harvard-1
 

Viện Quản lý Ấn Độ tại Ahmedabad (IIM-A) đã nhận được 173.866 đơn ứng tuyển cho các lớp học vào năm 2012-2014. Mặc dù dân số của Ấn Độ đông và số sinh viên đạt điểm thi cao cũng lớn nhưng việc tuyển sinh nhiều hơn là điều gì đó xa xỉ ở Viện Quản lý Ấn Độ.

5. Đại học Minerva (Mỹ)

Đại học Minerva nhận được 16.000 hồ sơ cho 306 vị trí trong năm nay. Trường có tỷ lệ trúng tuyển gần như thấp nhất nước Mỹ, chỉ 1,9%.

Minerva được coi là trường đại học đặc biệt, sáng tạo với mô hình giáo dục luân chuyển qua nhiều thành phố và sinh viên không phải học ở một nơi trong suốt 4 năm.

Sinh viên được học tại 7 thành phố chính là San Francisco, California (Mỹ); Berlin (Đức); Buenos Aires (Argentina); Seoul  (Hàn Quốc); Bangalore (Ấn Độ); Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và London (Anh)

6. NBC

National Broadcasting Company (NBC) là một công ty chuyên về mạng lưới phát thanh và truyền hình thương mại Mỹ. Năm 2016, có 2.600 người nộp đơn ứng tuyển vảo NBC trong khi chỉ có 120 vị trí. Tỷ lệ ứng viên được nhận vào làm ở mức 4.6%.

7. Google

Theo một nhân viên làm việc tại Google, tập đoàn này nhận được khoảng một triệu đơn ứng tuyển mỗi năm, nhưng chỉ thuê từ 1.000 đến 4.000 nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 0,4% đơn ứng tuyển được chấp nhận.

nhung-noi-kho-trung-tuyen-hon-ca-dai-hoc-harvard-2
 

Quá trình tuyển dụng ở Google rất chật chẽ. Sau khi sàng lọc hồ sơ, ứng viên phải trải qua hai hoặc ba cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó là bốn hoặc năm cuộc phỏng vấn trực tiếp trên trang web, chưa kể đến việc phải vượt qua nhiều vòng khác.

8. Quỹ đầu tư Ciltadel

Kiếm được một công việc ở phố Wall là cực kỳ khó khăn và kiếm được một vị trí việc làm tại Quỹ đầu tư khổng lồ Ciltadel được nhiều người coi là điều không thể. 

Ken Griffin, người sáng lập, Giám đốc điều hành Ciltadel, đã nói rằng quỹ đầu tư này đã lên kế hoạch phỏng vấn 10.000 ứng viên để trao 300 cơ hội việc làm. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ được nhận chỉ ở mức 3%.

Thanh Tâm

VNExpress

tỷ lệ trúng tuyển, khó trúng tuyển, Đại học Harvard, trúng tuyển đầu vào


© 2021 FAP
  1,122,332       2/1,039