Máy tính bảng đã có sự hình thành và phát triển khá lâu, tuy nhiên trong 10 năm gần đây thì cùng với điện thoại di động, nó đã làm thay đổi đời sống người dùng cũng như trong công việc.
Thế hệ đầu tiên iPad của Apple là một trong những sản phẩm truyền cảm hứng cho làn sóng máy tính bảng hiện nay. Tuy nhiên mô hình về dòng sản phẩm này lại đã có từ lâu, trước khi iPad ra đời vào năm 2010. Ý tưởng về các thiết bị màn hình cảm ứng di động kết nối với kho thông tin, nguồn dữ liệu với các tính năng khác như kết nối không dây, nhận dạng giọng nói và trí tuệ nhân tạo đã phổ biến trong khoa học viễn tưởng những năm 1960 và đầu thập niên 70. Đây là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên máy tính, còn kỷ nguyên di động thì hơn 20 năm sau mới bùng nổ.
Lược sử máy tính bảng
Một trong những hệ thống giao diện máy tính sử dụng bút điều khiển đầu tiên là RAND Tablet được phát triển bởi công ty RAND. Sản phẩm này là kết quả sau quá trình nghiên cứu về sự tương tác giữa người và máy tinh trong lĩnh vực đồ họa. Thiết bị này chính thức được sử dụng vào năm 1963. RAND Tablet được bán ra với giá 18.000 USD, bút đi kèm cảm nhận xung điện chuyển tiếp qua mạng lưới của các dây dẫn dưới bề mặt vẽ.
Thiêt bị màn hình truy cập cá nhân trong phim Star Treck năm 1966. |
Máy tính bảng Dynabook năm 1972. |
Dynabook được mô tả chi tiết và Kay cho rằng ý tưởng sẽ trở nên phổ biến vào những thập kỷ sau đó. Tại thời điểm này Kay đang làm việc tại Xerox PARC trước khi trở thành người Apple,năm 1984. Dynabook được mô tả như sau: Kích thước không nên lớn hơn một máy tính xách tay, trọng lượng nhẹ hơn 1,8kg, các hình ảnh hiển thị có thể trình bày ít nhất 4.000 ký tự chất lượng với tỷ lệ tương phản bằng với một cuốn sách. Cần có thiết bị lưu trữ có thể chứa tối thiểu 1 triệu ký tự (khoảng 500 trang sách thông thường , Dynabook cũng có thể chạy file audio, ghi nhớ giọng nói, và nhiều hơn nữa. Dynabook có thể sử dụng bất cứ nơi nào, ngoài ra còn có thể kết nối với mạng của ARPA hay cáp truyền hình.
Năm 1972. Alan Kay giới thiệu Dynabook nguyên bản với nhiều tính năng như tích hợp microphone, màn hình phẳng, cảm ứng LCD công suất thấp với khả năng hiện thị độ phân giai 1024 điểm ảnh. Mức giá của sản phẩm này là 500USD.
Một trong những đóng góp chính của John Sculley cựu CEO Apple trong sự phát triển của hãng sản xuất máy tính này là ứng dụng máy hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA - personal digital assistant) - một thuật ngữ do ông đặt ra. Hệ điều hành Newton OS là nền tảng của thiết bị MessagePad sau này được Sculley lấy cảm hứng từ khái niệm về Knowledge Navigator - một tổ hợp của phần cứng màn hình cảm ứng, trí tuệ nhân tạo, hội nghị truyền hình và kết nối Internet. Những khái niệm về tương lai của điện toán này đã thành hiện thực với các sản phẩm sau này như iPad, Siri, FaceTime và iCloud.
Dự án máy tính bảng của Apple đã bắt đầu từ năm 1987, nhưng phải đến 1993 thì sản phẩm đầu tiên là Newton MessagePad với kích thước cỡ A5 mới xuất hiện trên thị trường. Năm1979, Apple tung ra Apple II - thiết bị cho phép người dùng vẽ trên màn hình với bút cảm ứng, mức giá của sản phẩm này là 650USD và sau khi xuất hiện thì Apple II không nhận được thành công như mong đợi.
GridPad-máy tính bảng thương mại đầu tiên. |
Năm 1989, chiếc GridPad - thiết bị sử dụng màn hình chạm là một trong những Tablet PC di động đầu tiên của công ty máy tính AST ra đời với mức giá 2.370 USD. Máy tính bản này chạy hệ điều hành MS-DOS, sử dụng chip xử lý 10MHz Intel 80C86 với 256KB hoặc 512KB bộ nhớ RAM. Người đứng đầu dự án này chính là Jeff Hawkins, tác giả của công nghệ nhận dạng ký tự, người sáng lập ra Palm Pilot và là cha đẻ của smartphone. Theo tiêu chuẩn của tablet, Gridpad có doanh số khá tốt, tuy nhiên GridPad đã biến mất sau khi công ty AST phá sản năm 1990.
Năm 1991, NCR System 3125 là chiếc máy tính bảng sử dụng bộ xử lý Intel 386SL chạy hệ điều hành PenPoint (dành cho cả PDA) với giá 4.765 USD. Hệ điều hành Penpoint này là một điểm nhấn của dòng thiết bị cầm tay và ngay lập tức Microsoft nhảy vào cuộc chiến với máy tính Pen1.0 sử dụng hệ điều hành Windows 3.1 mở rộng vào năm 1992. Tờ New York Times đã viết về thiết bị này như một chiếc máy tính Notepad đi trước thời đại.
Một số thiết bị mang tính bước ngoặt khác - đặc biệt là IBM ThinkPad đầu tiên 700T - xuất hiện vào tháng 10/1992 trước khi máy tính bảng bước sang giai đoạn mới. Máy tính bảng này chạy hệ điều hành PenPoint Go của Go Corporation. IBM 700T được thiết kế dưạ trên một sản phẩm có trước là IBM 2521 và ra mắt cùng với một phiên bản nắp gập 700C. ThinkPad 700T sử dụng màn hình LCD 10inch, độ phân giải VGA(640 x 480), bộ xử lý 386SX với 4MB hoặc 8MB bộ nhớ RAM, bút điều khiển… Bộ nhớ lưu trữ với ổ đĩa cứng 20MB. Các tính năng khác bao gồm modem truy cập dữ liệu, RJ-11, ổ đĩa mềm và bàn phím (cổng PS / 2), thời lượng pin là 3 giờ.
Năm 1993, AT&T EO PC ra đời. PC là viết tắt của Personal Communication (giao tiếp cá nhân). EO PC có giá 1.599 USD, là chiếc tablet portable chạy hệ điều hành PenPoint, cùng với chức năng điện thoại, Modem và fax, một ổ cứng, loa và microphone. Cùng trong năm này là sự ra mắt đáng chú ý của Fujitsu 325 Point và Apple Newton MessagePad.
Fujitsu 325 Point là một trong những sản phẩm đầu tiên chạy Windows của Microsoft, với nhiều dòng sản phẩm sử dụng 3 hệ điều hành khác nhau: MS-DOS với PenRight, PenDOS và PenPoint. Thiết bị này nặng chỉ khoảng 1.36kg, sử dụng vi xử lý Intel 386SX tốc độ 25MHz và ngoài ra còn sử dụng màn hình đơn sắc 9,4inch, ổ cứng PCMCIA thế hệ 3 dành cho lưu trữ.
Máy tính bảng đầu tiên của Apple. |
Apple Newton MessagePad là một trong những chiếc PDA (Personal Digital Assistant) đầu tiên trên thị trường. Sử dụng hệ điều hành Newton OS với khả năng nhận diện ký tự và một kho ứng dụng bao gồm Notes, Names, Dates, Calculator, Currency Converter, Time-Zones Maps. Phiên bản Newton MessagePad đầu tiên nặng 410g, bộ xử lý ARM 610 tốc độ 20MHz và 4MB ROM, 640KB bộ nhớ RAM, màn hình cảm ứng đơn sắc. Giá của sản phẩm này là 700USD. Dù vậy, thị trường của Newton khá nghèo nàn và thất bại. Năm 1998, Newton chính thức bị khai tử khi Steve Jobs trở về Apple từ NeXT.
Từ năm 1993 đến năm 1999 thì thế hệ máy tính bảng có nhiều cải tiến nhưng không quá đột phá. Sự tham gia nhiệt tình của Fujitsu trong thời điểm này là đáng chú ý với loạt máy như Fujitsu Stylistic 500 sử dụng hệ điều hành Windows 95, Fujitsu Stylistic 1000 được sử dụng cho tàu vũ trụ Colombia hay, Fujitsu Stylistic 2300 là chiếc tablet đầu tiên hỗ trợ màn hình màu cảm ứng được ra mắt năm 1998.
Bước chuyển mình của máy tính bảng với Microsoft Tablet PC
Trong bài phát biểu của mình tại Comdex/Fall vào năm 2000, Bill Gates đã trình diễn một nguyên mẫu máy tính bảng với CPU 600MHz, 128MB RAM, ổ cứng 10GB và 2 cổng USB. Máy tính bảng này chạy phiên bản beta của Windows XP (có tên mã là Whistler) với phần mở rộng bút điện tử, và giới thiệu công nghệ mực kỹ thuật số cho phép hiển thị trên màn hình dạng chữ viết bằng tay và các hình vẽ.
Nguyên mẫu Tablet PC của Microsoft, công bố tại Comdex/Fall tháng 11 năm 2000. |
Trong giai đoạn 2000-2010, máy tính bảng đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ về phần cứng nhưng lại chưa thực sự phát triển ở tính năng người dùng(bao gồm phát triển ứng dụng). Máy tính bảng giai đoạn này không tạo được xu hướng cho người dùng cá nhân nhưng lại được ứng dụng triển khai trong nhiều nghành nghề như y tế, xây dựng, lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ.
iPad 2010 tạo nên xu hướng mới của máy tính bảng. |
Những nỗ lực của Microsoft trong thập kỷ đầu tiên của năm 2000 lại là đặt nền tảng cho iPad của Apple năm 2010 và máy tính bảng Android sau này. Một số nền tảng khác đã từng muốn tham gia vào thị trường máy tính bảng như QNX của BlackBerry PlayBook và webOS của HP TouchPad nhưng lại đi lệch hướng với xu thế. Động thái mới nhất của Microsoft để trở lại với máy tính bảng là hai thiết bị RT và RT pro ra mắt vào năm 2012.
Thị trường máy tính bảng hiện nay
Dưới đây là minh họa thị trường máy tính bảng vào cuối năm 2013, những số liệu này cho thấy Apple là nhà cung cấp hàng đầu, Samsung vị trí thứ hai, và Android là nền tảng hàng đầu, vượt qua iOS.
Biểu đồ thị trường máy tính bảng 2012-2013 |
iOS và Android dẫn đầu về hệ điều hành dành cho máy tính bảng. |
Vào năm 2017, IDC dự báo Windows của Microsoft sẽ nắm giữ khoảng 10% thị trường hệ điều hành máy tính bảng và i Android dẫn đầu với 59% và iOS ở vị trí thứ hai chiếm 31%.
Phân loại của máy tính bảng
Hiện tại trên thị trường, có rất nhiều các loại máy tính bảng khác nhau với nhiều phân loại từ tính năng, kích thước cho đến giá thành.
Phablet
Đây là dòng thiết bị có kích thước màn hình từ 6-7inch, có thiết kế, kích thước lai giữa smartphone và máy tính bảng cỡ nhỏ. Cho phép người dùng nghe gọi nhắn tin, góc nhìn tốt hơn, dễ dàng đọc và chỉnh sửa tài liệu hay làm việc trực tiếp trên đó. Hầu hết các nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu( ngoài trừ Apple) đều có dòng máy phablet riêng của mình ví dụ như Samsung Galaxy Note 3, Sony Xperia Z Ultra, Nokia Lumia 1520, HTC Max, Acer Liquid S2.
Máy tính bảng cỡ nhỏ
Đối với nhiều người, kích thước màn hình từ 7-8inch cung cấp khả năng di động lý tưởng, khả năng tính toán tầm trung và một màn hình vừa mắt. Ví dụ tiêu biểu là Google Nexus 7, Apple iPad Mini và Samsung Galaxy Tab 7.0 3.
Máy tính bảng kích thước trung bình
Đây là dòng máy tính bảng khởi đầu cho kỉ nguyên di động với tiêu chuẩn màn hình là 9-10inch. Dòng máy tính bảng này có tính di động, không thể bỏ túi như 7-8inch nhưng bù lại là khả năng xử lý và hỗ trợ công việc tốt hơn. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là iPad của Apple.
Máy tính bảng kích thước lớn
Dòng sản phẩm này vẫn còn tương đối hiếm, máy tính bảng với kích thước màn hình lớn hơn 10inch, chẳng hạn như Samsung Galaxy NotePRO 12.2, hiệu sất cao, không gian lớn tuy nhiên làm giảm tính di động khiến nó không thực sự phổ biến. Panasonic với máy tính bảng Toughpad 4K màn hình 20-inch là máy tính bảng lớn nhất và cấu hình cao nhất hiện nay nhưng cũng bị hạn chế về hiệu quả sử dụng.
Máy tính Lai /chuyển đổi
Dòng máy lai giữa máy tính bảng và laptop, dòng sản phẩm này có nhiều cơ chế trong đó tiêu biểu là Microsoft Surface Pro 2 (hỗ trợ bàn phím), Asus Transformer Book T100 và ThinkPad Yoga của Lenovo.
Máy tính bảng các loại lấp đầy khoảng cách giữa thông tin di động và hiệu suất di động. |
Máy tính bảng lấp đầy khoảng các giữa các thiết bị lấy năng suất di động làm chủ đạo như máy tính bảng lai, Ultrabook và máy tính xách tay 13-15in với tính gọn nhẹ, đa năng như điện thoại thông minh và phablets. Những ý tưởng nền tảng kiểu như Ubuntu Edge của Canonical dành cho Linux nhằm hỗ trợ 1 giao diện người dùng chung linh hoạt được cài đặt trên mọi thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính và màn hình TV có thể giúp người dùng làm việc sử dụng bất cứ đâu mà không bị ngắt quãng.
Dự án điện thoại Ubuntu Edge của Canonical. |
Theo báo cáo gần đây của NPD Group , 37% người tiêu dùng thường truy xuất nội dung trên máy tính đã chuyển sang sử dụng máy tính bảng và smartphone nhiều hơn. Bên cạnh đó, Gartner cũng báo cáo rằng danh số máy tính PC bán ra toàn cầu đã giảm thấp nhất kể từ Q2 2008.
Máy tính bảng như một công cụ của doanh nghiệp
Máy tính bảng là một phần của xu hướng BYOD- sử dụng thiết bị cá nhân trong công việc. Không chỉ người dùng cá nhân mà các doanh nghiệp cũng đưa máy tính bảng vào xem như một công cụ làm việc của mình.
Máy tính bảng như một thiết bị phục vụ trong doanh nghiệp |
Công ty nghiên cứu Alfresco đã khảo sát 308 chuyên gia trong hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và thấy rằng 76 % sử dụng máy tính bảng cho các mục đích công việc. Một tỷ lệ cao (56,4%) nằm ở số người được hỏi của Alfresco làm việc trong lĩnh vực CNTT, và làm viêc tại vị trí R & D đứng thứ hai (10,5%). Điều này cho thấy những người am hiểu công nghệ (64,1%được hỏi) đã sử dụng máy tính bảng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất chấp sự gia nhập của máy tính bảng trong bộ phân IT, chỉ có 17,3% số người được hỏi nói rằng công ty của họ đang thực hiện chính sách sử dụng dụng máy tính bản chính thức và chỉ 25,3% có cài đặt phần mềm bảo mật.
Apple, Fujitsu, máy tính bảng, Microsoft