Những vấn đề hiện nay về lợi nhuận trong kinh doanh cho thấy việc công ty tập trung vào phần cứng là chưa đủ
Hai hãng công nghệ lớn vẫn tiếp tục âm thầm cạnh tranh trên nền tảng Android. Mới đây, Samsung đã chuyển sang sử dụng Tizen OS trên hai dòng đồng hồ thông minh mới của mình là Gear 2 và Gear 2 Neo. Trong khi đó, hãng này vẫn còn sử dụng Android làm nền tảng cho các dòng smartphone và máy tính bảng của mình. Mỗi phiên bản Android mới đều được Samsung tuỳ biến lại theo ý của mình, chứ không giữ nguyên hệ điều hành nguyên bản.
Thật khó để biết liệu hai hãng này có thực sự đang hợp tác thực sự với nhau để tạo ra những sản phẩm tiên tiến như cách mà hai hãng này ngoại giao, hay đang lặng lẽ đối đầu nhau, hoặc chí ít là “cạnh tranh trong khi hợp tác” một cách lành mạnh.
Một số nhà kinh tế gọi đây là “sự hợp tác - cạnh tranh” (Co-opetition). Tuy nhiên, như mọi người đã thấy, đây là một mối quan hệ cần được thay đổi trong hai năm tới, trong lúc Samsung đang cố tìm cách để giữ vững mức lợi nhuận dựa trên việc sản xuất rất nhiều phiên bản smartphone và tablet dùng hệ điều hành Android.
Chức năng bảo mật Samsung Knox được tích hợp trong Android L. |
Tại Google I/O, Giám đốc điều hành Google – Sundar Pichai công bố phiên bản hệ điều hành tiếp theo Android “L”. Phiên bản mới này sẽ tập trung vào tính bảo mật, an ninh doanh nghiệp, chức năng quản trị cũng được cải tiến. Chức năng sử dụng cá nhân cho công việc và dữ liệu riêng tư được tách biệt trên thiết bị. Trong khi đó, 2 năm qua, Samsung cũng đang dốc toàn lực để phát triển một thiết bị sử dụng Android có tính bảo mật cao cấp hơn dành cho doanh nghiệp với ứng dụng Samsung Knox.
Ông Pichai cho biết trong một bài phát biểu rằng Google thực sự muốn cảm ơn Samsung đã mang Knox lên thiết bị Android. Điều này sẽ mang lại một trải nghiệm thích hợp.
Việc mua lại Devide cho thấy Google có những bước đi rõ ràng về việc tăng cường tính bảo mật cho nền tảng Android của mình. |
Devide cũng không được nhắc đến trong thông cáo về công nghệ Knox sẽ được tích hợp vào Android L trong khuôn khổ của sự kiện Google I/O.
Cũng trong khoảng thời gian này, Phó Giám đốc Cao cấp của Samsung Knox đã so sánh việc quan hệ hợp tác công nghệ với Google như là “mối quan hệ đối tác đột phá”.
Android “nguyên bản” và Android “dấu ấn Samsung”
Hiện tại, Samsung là nhà cung cấp điện thoại thông minh và máy tính bảng chạy Android lớn nhất thế giới. Ngoài ra, hệ điều hành Android đang chiếm đến 80% trong tổng số các smartphone bán ra thị trường toàn cầu, và Google thì đang cung cấp hệ điều hành Android cho Samsung. Do đó, cả hai hãng này đều phụ thuộc nhiều vào nền tảng mở Android.
Nhìn ở một hướng khác thì Samsung đã tuỳ chỉnh những dòng smartphone, tablet của mình với một giao diện người dùng đặc trưng hơn, mang lại trải nghiệm khác lạ hơn với những tiện ích và ứng dụng của riêng mình. Chẳng hạn, ứng dụng chăm sóc sức khoẻ S Health (S là viết tắt của Samsung) hỗ trợ người dùng chăm sóc sức khoẻ được hãng công nghệ Hàn Quốc cài sẵn lên smartphone Galaxy S5. Tiện ích không có trên Android nguyên bản này có thể kết nối với smartwatch Gear 2 để thu thập thông tin thu được từ dòng đồng hồ thông minh này. Ở đây, chúng ta lại thấy có sự khác lạ là Gear 2 và “người anh em” Gear 2 Neo lại chạy trên Tizen OS - hệ điều hành được sử dụng cho smartphone Samsung Z và kỳ vọng sẽ được Samsung cài cho các smartTV của mình vào năm 2015.
Tizen OS chưa đủ mạnh để giúp Samsung tạo nên sự khác biệt. |
Trong khi đó, Google lại tiếp tục phát triển hướng đi riêng biệt cho các sản phẩm sử dụng hệ điều hành Android nguyên bản, không tuỳ biến. Chẳng hạn như Android sử dụng trên các dòng smartphone Nexus được phát triển từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, như Nexus 5 phát triển bởi LG đã được bán ra vào năm ngoái với giá 349USD (khoảng 7 triệu đồng) cho phiên bản mở khoá. Với những thiết bị dùng Android nguyên bản sẽ có được chức năng lớn nhất là có thể cập nhật hệ điều hành mới nhất từ Google đầu tiên qua OTA mà không đợi các nhà sản xuất khác tuỳ biến, phát triển và cung cấp. Chẳng hạn như các dòng Nexus sẽ được nâng cấp lên Android 4.4 KitKat hay Android L trước những dòng smartphone hay máy tính bảng Galaxy của Samsung.
Google cũng có những cách tiếp cận rất rõ ràng để các nhà phát triển luôn ủng hộ và phát triển các ứng dụng của mình theo hướng “Android nguyên bản”. Chẳng hạn như từ giao diện sử dụng, menu, thao tác cử chỉ…
Tương lai mối quan hệ Samsung - Google
Gần đây, Samsung đã có dự đoán về việc sụt giảm lợi nhuận trong 3 quý liên tiếp. Họ đã giải thích nguyên nhân cho việc này là do sự chậm tăng trưởng thị trường điện thoại thông minh nói chung và nhiều yếu tố khác.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, vấn đề mang tính hệ thống mà Samsung đang gặp phải là sự phụ thuộc quá lớn vào Android – nền tảng hệ điều hành không phải của chính mình phát triển. Đây cũng là sự tương phản rất rõ rệt so với Apple, một tên tuổi lớn vốn chỉ sử dụng hệ điều hành iOS của mình cho các sản phẩm iPhone hay iPad với những thành công ngày càng lớn.
Một số chuyên gia nhận định rằng, sự suy giảm của Samsung là không thể tránh khỏi. Vấn đề họ cần phải giải quyết lúc này là cần phải có sự khác biệt lớn hơn về nền tảng và ứng dụng, như Apple chẳng hạn.
Samsung nên tập trung phát triển Tizen OS để đưa nền tảng này trở nên phổ biến trong thế giới IoT. |
Có thể việc nới rộng khoảng cách giữa Samsung với Google sẽ làm nên điều gì đó để thay đổi tình hình. Nhiều ý kiến cho rằng, Samsung có thể dùng Android để phục vụ cho mục đích của mình vì Tizen hiện chưa đủ hấp dẫn để làm điều lớn lao. Hơn nữa, nền tảng này vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, trong thế giới Internet of Things trong tương lai, nếu nỗ lực hết mình và có hướng đi rõ ràng thì Samsung sẽ tạo ra sự khác biệt. Với Google, họ đã chuẩn bị sẵn một nền tảng dựa trên Android là Android Wear dành cho thiết bị đeo, hứa hẹn sẽ là một “ác chủ bài” trong thời Internet của Vạn vật và dữ liệu lớn (Big Data).
android, Android Wear, Google, Samsung, Tizen OS