(PCWorldVN) Hãng bảo mật iSight cho biết nhóm hacker "Sandworm" đã tấn công vào các mục tiêu của NATO, Liên minh châu Âu, Ukraine thông qua qua lỗ hổng zero-day của Windows trước đây.
Tin tặc Nga đã khai thác một lỗi trong hệ điều hành Windows của Microsoft để tấn công máy tính của NATO, Liên minh châu Âu, Ukraine và cá công ty viễn thông, năng lượng khác. Công ty bảo mật iSight hợp tác với Microsoft, cho biết tác động của lỗ hổng zero-day lên tất cả các phiên bản hỗ trợ của Microsoft Windows và Windows Server 2008 và 2012. Hãng phần mềm khổng lồ đã chuẩn bị một bản vá cho CVE-2014-4114 dễ bị tổn thương, được Sandworm sử dụng cho các cuộc tấn công. Bản vá này được cập nhật vào ngày 14/10/2014.
Lỗ hổng zero-day tiếp tục được khai thác. |
Việc khai thác lỗ hổng này được sử dụng như một phần của chiến dịch gián điệp trong khoảng thời gian 5 năm. Các tin tặc được mệnh danh là "Sandworm team" đã được iSigh theo dõi từ cuối năm 2013 cho đến nay, mặc dù các cuộc tấn công dạng này dường như đã được diễn ra từ năm 2009. Những công cụ lừa đảo với các tệp tin độc hại được đính kèm là một trong những phương pháp ưa chuộng nhằm xâm nhập hệ thống máy tính, và phần mềm phạm pháp BlackEnergy hay lỗ hổng zero-day của Microsoft cũng được khai thác thường xuyên.
Các lỗ hổng Windows CVE-2014-4114 đã bị khai thác kể từ tháng 8/2013, chủ yếu thông qua các tập tài liệu PowerPoint. iSight cho biết, nhóm tin tặc này trước đây đã phát động các chiến dịch nhằm vào mục tiêu là bộ phận tình báo Mỹ và EU, cơ sở quân sự, các tổ chức tin tức và nhà thầu quốc phòng, cũng như các nhóm chiến binh thánh chiến hay quân nổi dậy ở Chechnya. Tuy nhiên, trọng tâm đã được chuyển hướng sang các xung đột Ukraina với Nga, các ngành công nghiệp năng lượng và các vấn đề liên quan đến chính trị được xem là mục tiêu chính với việc thu thập thông tin thông qua email lừa đảo.
Các chuyên gia an ninh mạng không biết những dữ liệu đã bị lấy cắp trong suốt cuộc xâm nhập của Sandworm, tuy nhiên, "việc sử dụng các lỗ hổng zero-day này không ngoại trừ một cấp độ nào" Nhóm nghiên cứu bảo mật đã cảnh báo các cơ quan chính phủ và công ty tư nhân được xem là mục tiêu, và bắt đầu làm việc với Microsoft để vá các lỗ hổng zero-day.
hacker Nga, lỗ hổng bảo mật, lỗ hổng Windows, lỗ hổng zero-day, NATO, windows