Công nghệ - Sản phẩm

Trung Tâm Dữ Liệu tương lai: Thông minh và hiệu quả hơn

(PCWorldVN) Doanh nghiệp và tổ chức cần lựa chọn đúng đắn các giải pháp đầu tư và quản lý hiệu quả, làm cho TTDL thật sự là một lợi thế cạnh tranh hơn là một nỗi lo về chi phí vận hành.

Ông Ivan Habovcik - Phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận CNTT của Schneider Electric Việt Nam

PC World VN đã có buổi phỏng vấn với ông Ivan Habovcik - Phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận CNTT của Schneider Electric Việt Nam về tầm quan trọng của hạ tầng dành cho TTDL

PCW. Trung tâm dữ liệu đã phát triển như thế nào trong những năm qua tại Việt Nam và trên thế giới?

Ivan Habovcik. Sự bùng nổ của Internet và các công nghệ ứng dụng web cũng như di động giúp nâng tầm quan trọng của Trung tâm dữ liệu (TTDL) của doanh nghiệp, tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh việc xuất hiện thêm một lượng lớn TTDL mới thì số trung tâm cũ được nâng cấp, cải tiến để trở nên thông minh hơn, hiệu quả hơn.

TTDL ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh từ giữa những năm 2000 cùng với giai đoạn bùng nổ của hệ thống tài chính ngân hàng, các công ty quản lý hệ thống phần mềm và cung cấp dịch vụ mạng. Xu hướng này trầm lắng xuống vào giai đoạn năm 2010, nhất là khi các ngân hàng đẩy mạnh việc tái cơ cấu, chia tách hoặc sáp nhập. Hiện tại, thị trường TTDL đã có dấu hiệu khởi sắc nhờ vào “làn gió mới” là xu hướng di động hóa và kết nối kỹ thuật số. Tại Việt Nam, Schneider Electric là một trong những đơn vị tiên phong thúc đẩy tính năng động và cạnh tranh cho thị trường này khi tích cực cung cấp và giới thiệu các giải pháp hạ tầng TTDL, bao gồm các giải pháp quản trị dữ liệu với phần mềm, công nghệ phần cứng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Đó không chỉ là các giải pháp toàn diện giúp quản trị hạ tầng TTDL mà điều quan trọng là mức độ module hóa cao, linh hoạt nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức trong hiện tại và tương lai.

Quan điểm của ông về “Thời gian chết” của một TTDL là gì?

“Thời gian chết” (downtime) của TTDL là khoảng thời gian gián đoạn vận hành của các hệ thống thiết bị dẫn đến gián đoạn dịch vụ, khi đó TTDL mất khả năng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh vốn được thiết lập. Mất điện hay lỗi do con người khi vận hành và giám sát TTDL là các nguyên nhân chính dẫn đến downtime, gây tổn hại đến hệ thống thiết bị, làm phát sinh chi phí khiến mọi hoạt động có thể bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới uy tín và tài chính.

Mức phí tổn phát sinh khi xảy ra downtime tùy thuộc vào ngành nghề và mô hình doanh nghiệp, cũng như quy mô TTDL đang vận hành. Đối với các tập đoàn có quy mô lớn, downtime xảy ra càng thường xuyên đối với TTDL càng là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến mức chi phí phát sinh khổng lồ và tổn hại tài chính do ngưng trệ dịch vụ hay sản xuất, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Theo thống kê, các công ty có thể mất đi hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn USD khi downtime xảy ra tương đương 1,5h mỗi tuần. Mức chi phí này có thể gia tăng đến 7 con số đối với các tập đoàn lớn mỗi khi có sự cố xảy ra và downtime bị kéo dài.

Với số lượng TTDL ngày một tăng lên trên phạm vi toàn cầu, việc quản lý và điều hành kinh doanh phần lớn dựa trên TTDL là nguyên nhân khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị ám ảnh bởi downtime. Điều này xảy ra đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề lớn trong việc ngưng trệ sản xuất, nguồn nhân lực nhàn rỗi, mất khách hàng và cơ hội trong kinh doanh, phát sinh chi phí xử lý sự cố, đặc biệt là doanh thu lợi nhuận có thể “tuột dốc” trong suốt quá trình downtime của TTDL.

Vậy khái niệm CNTT bền vững hay CNTT Xanh là gì và cụ thể như thế nào thưa ông?

Thực tế cho thấy, quy mô hạ tầng CNTT thay đổi liên tục suốt những năm qua dựa trên nhu cầu kinh doanh, sự tăng trưởng đặc thù xét trên từng doanh nghiệp. Có một điểm chung là sự gia tăng hạ tầng CNTT thường kéo theo sự gia tăng đột biến về điện năng để phục vụ cho nhu cầu mở rộng này.

Theo đánh giá của hãng phân tích Frost & Sullivan, 80% các TTDL tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện hoạt động gần 90% quy mô thiết kế. Đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra một vấn đề nan giải khi doanh nghiệp muốn thay đổi, bao gồm nâng cấp/hoặc tiết giảm quy mô TTDL khi có sự thay đổi về yêu cầu cho hoạt động kinh doanh. Khi TTDL vận hành không đáp ứng sát với yêu cầu trong hoạt động kinh doanh, kém hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí năng lượng và gia tăng phát thải CO2 ra môi trường. Thuật ngữ CNTT Xanh dùng để chỉ rõ các TTDL hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt các nhu cầu kinh doanh trong khi tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải CO2. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm lớn chi phí cho doanh nghiệp khi năng lượng hiện chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí vận hành, sản xuất.

Schneider Electric hiện cung cấp các giải pháp giúp “xanh hóa” hạ tầng TTDL như bộ phần mềm quản lý hạ tầng TTDL StruxureWare for Data Center giúp theo dõi, quản lý toàn bộ hạ tầng TTDL với báo cáo chi tiết và trực quan về hạ tầng vật lý, mức tiêu thụ năng lượng cũng như tình trạng hoạt động của các thiết bị. Bộ phần mềm này giúp kết nối hệ thống CNTT và hạ tầng phương tiện, giúp quản lý đồng bộ và hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng giới thiệu và triển khai giải pháp hạ tầng vật lý TTDL ở dạng module, giúp dễ dàng nâng cấp hoặc thiết lập lại tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh ở từng thời điểm mà doanh nghiệp đề ra. Mới đây nhất, chúng tôi đã cập nhật các giải pháp hạ tầng tiên tiến và mới nhất, gồm có hệ thống làm mát chính xác InRow thế hệ 2, UPS ba pha Galaxy VM, công cụ phần mềm StruxureWare for Data Center Operation v7.4, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn để nâng cao hiệu quả vận hành TTDL và xanh hơn.

Những đặc điểm chính của TTDL trong tương lai là gì? Cần chú ý gì khi vận hành/xây dựng và nâng cấp TTDL?

Quan điểm về TTDL với mỗi doanh nghiệp là khác nhau nhưng từ thực tế phát triển của thị trường. Chúng tôi cho rằng tiêu chuẩn cho một TTDL hướng đến tương lai xoay quanh các yếu tố: an toàn, xanh, hiệu quả hơn. TTDL hiện đại thay vì là một cỗ máy ngốn chi phí, cần phải mang lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.

Với tính chất và mức độ đặc thù, bất kỳ TTDL nào cũng phải được đảm bảo an toàn trong vận hành, đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng – tài chính vận hành 365/24/7 với các thông tin nhạy cảm. Mức độ an toàn càng cao đòi hỏi mức chi phí đầu tư càng lớn, vì vậy doanh nghiệp và tổ chức cần lựa chọn đúng đắn các giải pháp đầu tư và quản lý hiệu quả, biến TTDL thành lợi thế cạnh tranh hơn là nỗi lo về chi phí vận hành.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và mức độ sẵn sàng của hệ thống đòi hỏi phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về các TTDL hiện tại. Hệ thống này bao gồm phần CNTT và hạ tầng thiết bị - từ tủ rack tới hàng máy, phòng máy và tòa nhà. Tất cả thành phần đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng hoạt động, hiệu suất và chi phí vận hành của TTDL. Khả năng kiểm soát toàn diện hơn hạ tầng vật lý TTDL nhằm khai thác những ích lợi tương tác vận hành, mức độ linh hoạt thực thụ, hiệu quả về tiết kiệm chi phí, hiệu quả vận hành, giảm tổng chi phí sở hữu, thiết kế và triển khai nhanh chóng dễ dàng. Điều này hoàn toàn có thể với các giải pháp cấp nguồn liên tục, làm mát chính xác, hệ thống tủ rack, an ninh, quản lý và dịch vụ vòng đời TTDL của Schneider Electric.

PC World VN, 11/04

PCWorld

Data Center, Ivan Habovcik, Schneider Electric, sử dụng năng lượng hiệu quả, trung tâm dữ liệu


© 2021 FAP
  3,039,129       1/880