Công nghệ - Sản phẩm

Phát triển thành công ý tưởng 'giải mã' suy nghĩ

(PCWorldVN) Suy nghĩ tưởng chừng là thế giới riêng của con người. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của khoa học, suy nghĩ hoàn toàn có thể bị “nghe trộm”.

Trang tin công nghệ SlashGear hồi cuối tuần rồi cho biết, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học California-Berkeley (Mỹ) đã phát triển thành công bộ giải mã (decoder) suy nghĩ, hay nói cụ thể hơn là bộ giải mã này có khả năng "hiểu" những gì mà một người đang "nghĩ".

Nguyên tắc hoạt động của bộ giải mã nói trên là khi bạn nghe ai nói chuyện, sóng âm thanh sẽ kích hoạt tế bào thần kinh cảm giác trên tai giữa (inner ear). Sau đó, những tế bào thần kinh này sẽ chuyển thông tin đến các khu vực của não bộ, và lúc này nhiệm vụ của bộ giải mã sẽ là ghi nhận tín hiệu đó để rồi chuyển tải thành các thông điệp một cách rõ ràng.

giải mã suy nghĩ; trí tuệ nhân tạo; AI; robot; suy nghĩ; thực tế ảo; khoa học viễn tưởng
Công nghệ giải mã suy nghĩ trong tương lai có thể mang đến cho người câm hay những ai mất khả năng nói chuyện một công cụ giúp truyền đạt suy nghĩ đến mọi người xung quanh.

Các tình nguyện viên tham gia cuộc thử nghiệm của Đại học California-Bekerley được yêu cầu đọc to một đoạn văn bản, và sau đó lặp lại một lần cùng nội dung văn bản trên nhưng lúc này họ chỉ cần đọc thầm.

Khi tình nguyện viên đọc to, bộ giải mã ghi nhận thông tin từ các tế bào thần kinh phản ứng với âm thanh và tạo ra ảnh phổ. Khi tình nguyện viên đọc thầm, tế bào thần kinh sẽ có những phản ứng tương tự, lúc này bộ giải mã sẽ “biên dịch” ảnh phổ đã lưu trước đó thành thông điệp rõ ràng.

Tuy vậy, bộ giải mã suy nghĩ vẫn còn một số vấn đề về giải thuật, do đó nhóm nghiên cứu cho biết cần thêm thời gian để hoàn thiện trước khi có thể tạo ra một chiếc máy "biên dịch suy nghĩ" hoàn hảo trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học California-Berkeley cho biết dự án này lấy cảm hứng từ nghiên cứu trước đó về khả năng tế bào thần kinh có khả năng phản ứng với âm thanh.

PCWorld

AI, giải mã suy nghĩ, khoa học viễn tưởng, kính thực tế ảo, robot, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo


© 2021 FAP
  3,454,638       1/926