Công nghệ - Sản phẩm

Cảnh sát châu Âu bắt 15 nghi phạm tống tiền trên mạng

(PCWorldVN) Cơ quan cảnh sát châu Âu vừa phát đi thông báo cho biết đã bắt giữ 15 người bị tình nghi sử dụng mã độc và phương thức RAT để thực hiện hành vi phạm tội trên không gian mạng.

Bản tin trên SlashGear ngày 23/11 cho biết Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) và Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh (NCA) đã tiến hành bắt giữ 15 nghi phạm tại 7 quốc gia là Estonia, Pháp, Romania, Latvia, Ý, Anh và Na Uy.

NCA trực tiếp bắt giữ 5 nghi phạm tại Anh, theo trang tin công nghệ ArsTechnica.

Theo tường thuật của SlashGear, các nghi phạm đã sử dụng malware và phần mềm điều khiển từ xa (Remote Access Trojan - RAT) để "làm hại" người khác cũng như thực hiện các hành vi phạm tội trên không gian mạng

tin tặc; malware; phần mềm nguy hại; haker; tội phạm mạng; tống tiền trên mạng
Hiện có rất nhiều mối đe dọa bảo mật đang nhằm vào người dùng Internet.

Hồi tháng 5/2014, đã có hơn 100 người bị bắt giữ vì hành vi tương tự sau một đợt trấn áp trên phạm vi toàn cầu của nhà chức trách nhiều quốc gia.

Ông Andy Archibald - Phó giám đốc Bộ phận phòng chống tội phạm mạng quốc gia tại NCA cho biết hành vi sử dụng RAT là bất hợp pháp và khuyến cáo đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến bảo mật.

Ông này cũng thẳng thắn "dọa" những ai còn tiếp tục sử dụng phương thức RAT chắc chắn sẽ bị theo dõi và không sớm thì muộn cũng sẽ bị NCA cũng như các đối tác bắt giữ bất kể những người này có liên lạc với nạn nhân hay không.

Được biết, phương thức sử dụng phần mềm điều khiển từ xa RAT thường được tin tặc sử dụng để "do thám" trên điện thoại Android cũng như máy tính cá nhân, chủ yếu là của phụ nữ. Sau khi được cài vào thiết bị hay máy tính, mã độc RAT có thể âm thầm kích hoạt webcam của người dùng, lén chụp ảnh hay quay video cũng như đánh cắp những thông tin nhạy cảm khác.

Tiếp đến, tin tặc sẽ gửi email tống tiền người dùng bằng chính những hình ảnh hay video cá nhân vừa đánh cắp được hay quay/chụp lén.

PCWorld

bảo mật, không gian mạng, mã độc, malware, RAT, Tin tặc, tội phạm mạng


© 2021 FAP
  3,452,902       1/952