(PCWorldVN) Nhà báo Phạm Hồng Phước: "Tôi thiệt tình là thú vị trước những khám phá của các bạn trẻ về những sản phẩm của Samsung đang có trong cuộc sống hàng ngày"
Tính đến thời điểm hiện tại, cuộc thi "Samsung Challenger! Khám phá không giới hạn" do công ty Samsung Vina tổ chức đã trôi qua hơn 1 tháng và thực sự trở thành sân chơi đầy hấp dẫn trong giới sinh viên - học sinh.
Làm một vòng qua hơn 40 bài dự thi đã lọt qua vòng sơ tuyển để được công bố trên trang web Samsung Challenger, tôi thiệt tình là thú vị trước những khám phá của các bạn trẻ về những sản phẩm của Samsung đang có trong cuộc sống hàng ngày. Tất nhiên, do đặc điểm của mình (phổ cập), smartphone là sản phẩm được nhiều bạn "giải phẫu" nhất. Kế đó là những chiếc TV mà giờ đây có mặt ở hầu hết mọi gia đình. Cũng có những bạn "vật lộn" với những sản phẩm điện máy như lò vi sóng (microwave) hay tủ lạnh.
Đại diện Ban giám khảo và khách mời tại lễ phát động cuộc thi Samsung Challenger! Khám phá không giới hạn |
Trong thời gian đầu, có lẽ do chưa hiểu kỹ nội dung cuộc thi, nhiều bạn đã "lạc đề" và "lạc hướng" khi sa đà vào chuyện khảo sát các tính năng của thiết bị (giống như một bài review sản phẩm của tester vậy đó), hay bộc lộ những tình cảm và nhớ lại những kỷ niệm của mình đối với sản phẩm Samsung. Mấy chuyện này ắt là Samsung xúc động lắm lắm à nghen!
Tại cuộc gặp các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương TP.HCM diễn ra hôm 28/11/2014, ông Nguyễn Văn Đạo - Phó Tổng giám đốc công ty điện tử Samsung Vina nhấn mạnh đây không phải là một cuộc thi về công nghệ, không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu mà cần đến sự sáng tạo. Ông Đạo cho biết một bài dự thi không nên nêu lên tính năng của sản phẩm Samsung, mà dùng những tính năng sẵn có trên sản phẩm đó để tạo ra những giá trị mới, những cách dùng hoàn toàn khác. Chẳng hạn như tính năng rung của điện thoại Samsung có thể dùng như một máy mát-xa, tủ lạnh có thể dùng để... nuôi chim cánh cụt. Nhiệm vụ của thí sinh là phải trình bày lại sự sáng tạo của mình thông qua video clip hay bài viết kèm hình ảnh.
Thực sự là có khá nhiều bạn bị lúng túng rồi hiểu sai chữ "ứng dụng" của cuộc thi.
Hôm đó, với tư cách một thành viên ban giám khảo, tôi có lưu ý các bạn trẻ rằng mục đích của cuộc thi là khám phá ra được những cách ứng dụng mới lạ, thậm chí không giống ai, từ các sản phẩm Samsung. Những ứng dụng này phải dựa trên những tính năng sẵn có của sản phẩm (không dùng các phần mềm tải thêm từ bên thứ ba như Google Play Store,....). Theo định nghĩa của cuộc thi, "ứng dụng" ở đây nghĩa là "cách dùng mới đầy sáng tạo" chứ không phải là một phần mềm.
Càng về sau này, có lẽ các bạn trẻ đã "Eureka" (thấy rồi) nên số lượng các bài dự thi đạt yêu cầu càng "đông vui" hơn.
Vốn là một người cả đời mê mải với cái "sứ mạng tự nhận" là chia sẻ tri thức công nghệ và máy tính cho bà con cô bác gần xa, tôi đã phải "ngạc nhiên chưa" khi bạn Ngô Ngọc Thùy Vân chứng minh rằng chiếc Smart TV của Samsung đã giúp cha của bạn bắt đầu biết Internet là gì và "training" cho ông cùng cả nhà những kỹ năng tìm kiếm (search) trên Internet – bắt đầu từ tìm kiếm phim và nhạc.
Một sinh viên Đại học Ngoại thương TP.HCM trình bày về trải nghiệm cá nhân với thiết bị Samsung. |
Bạn Khúc Thị Thu Hằng đã phô diễn "nội công" khá là thâm hậu của mình với cú "liên hoàn cước" khám phá tới 3 ứng dụng đời thường của thiết bị Samsung. Với những ai thường phải ngồi lâu đau lưng, đặc biệt là với những người cao tuổi xương cốt thịt da đều ê ẩm triền miên, bạn có tuyệt chiêu tận dụng sức nóng tản ra bên dưới chiếc máy tính xách tay Samsung để massage nóng các vùng cơ thể bị ê ẩm.
Chức năng chụp ảnh tự sướng (selfie) trên những chiếc smartphone Samsung cũng được bạn khám phá ra giá trị đối với sức khỏe con người. Bạn nói rằng càng chụp nhiều ảnh "tự sướng" thì người ta càng "thiệt sướng" vì cảm thấy phấn chấn, yêu đời, khỏe khoắn hơn. Bí quyết nằm ở chỗ: mỗi khi chụp ảnh selfie, ai cũng ráng mà cười thiệt tươi, mà "một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ". Chiêu thứ ba là với chức năng nhận diện giọng nói và tương tác với giọng nói của những thiết bị Samsung (như Smart TV, smartphone, tablet,…) người ta có được một công cụ luyện giọng tiếng Anh trên cả tuyệt vời. Điều đáng ghi nhận là bạn Thu Hằng dẫn chứng các lý lẽ khoa học cụ thể để chứng minh các "chiêu thức" của mình.
Bạn Nguyệt Lê đã bày cho mọi người cách tạo ra một phòng chiếu phim tại nhà chỉ với 50.000 đồng chi phí và một chiếc smartphone Samsung. Bạn giải thích mình ứng dụng kiến thức vật lý học từ năm lớp 7 là mọi vật đều to hơn khi nhìn qua kính lúp. Vậy là bạn hướng dẫn tỉ mỉ, có hình ảnh cụ thể, cách tạo ra một chiếc máy chiếu phim với nguồn phát là chiếc smartphone Samsung. Chỉ có điều nghe "phát nóng lạnh" là bạn khuyến cáo để bảo đảm chất lượng phim cao nhất nên dùng Galaxy S5 hay Galaxy Note 4, chớ hề rẻ!
Bạn Nguyễn Minh Đức dự thi bằng một video clip ngắn về những trải nghiệm với chiếc Samsung Galaxy SII, phần thưởng cho việc bạn thi đậu đại học năm 2011. Ngoài chuyện học đàn, chiếc smartphone này còn là một ông thầy kiêm công cụ, thậm chí cả một cái studio, cho bạn học vẽ tranh. Kết quả là bạn đã có được nhiều bức tranh màu được vẽ bằng tay trên chiếc Galaxy S2 này, trong đó có những bức tranh được "transformer" từ những tấm ảnh. Bạn cho biết, video clip dự thi cũng được bạn thực hiện trên chiếc smartphone này.
Nhờ chiếc camera trước 5MP của smartphone Galaxy Grand Prime, bạn Thái Tuấn Tài đã có được một chiếc gương soi di động ngay trên màn hình của thiết bị di động này. Tất nhiên là không sử dụng bất cứ ứng dụng Mirror nào. Vậy là bạn có thể an tâm không còn sợ phải đi gặp khách hàng với cái dấu lọ nghẹ ịn trên dung nhan của mình. Nhưng siêu hơn nữa là với chiếc camera trước này, bạn có thể quan sát được những gì đang diễn ra phía sau lưng mình mà không phải quay đầu ngoái cổ lại nhìn. Với ứng dụng này, những kẻ "theo dõi" kiểu "Em tan trường về, anh theo Ngọ về" của cái chiêu trò "Ngày xưa Hoàng Thị" coi như phá sản.
Ứng dụng My Room giúp điều khiển mọi thiết bị điện tử Samsung tương thích từ smartphone. |
Bốn bạn Lê Thị Kiều Oanh, Trấn Thành, Trần Trân và Nguyễn Đức Hào cho thấy những ứng dụng hữu ích của cây bút S Pen của dòng Galaxy Note trong cuộc sống hàng ngày. Có bạn dùng cây bút thần ký của Note để học vẽ (Kiều Oanh), có bạn trổ tài vẽ vời với sự "tòng phạm" của S Pen để "cua gái" (Trấn Thành),…
Với lập luận mà mình cho là theo nghiên cứu khoa học: nghe giảng bài 2 lần là hiểu, nghe đọc bài 3 lần là thuộc, bạn Navi Lee đã bày cách khai thác tính năng Voice Recorder của smartphone Samsung để học bài không cần tới sách vở.
Bạn Nguyễn Việt Ngọc Linh đã công phu đưa ra các đặc trưng và tiêu chuẩn của một "nữ thư ký riêng" để so sánh với các tính năng của chiếc Galaxy Note để rồi phán một câu: "Em Galaxy Note hội đủ mọi tiêu chuẩn của một thư ký trên cả tuyệt vời". Thậm chí, chỉ cần một em Galaxy Note thôi cũng bằng cả tá "thư ký chân dài" gộp lại.
Bữa nào đó bạn ra khỏi nhà mà quên mang theo cặp kính cận, vậy là coi như "bán mù", không thể đọc được những biển hiệu, chữ nghĩa ở xa. Bạn Hoàng Minh Tân đã "xử rất đẹp và công nghệ" tình huống này bằng cách dùng chiếc camera trên smartphone Samsung hướng về đối tượng và zoom lại đọc cho rõ mà chẳng cần tới kính cận.
Cuối cùng, về phần mình, tôi là một người bị loại khỏi cuộc thi ngay từ ngoài đầu hẻm (bởi đã quá tuổi mà còn trong ban giám khảo nữa chứ), nhưng cũng khám phá được một ứng dụng như vầy.
Nhưng, đó không phải ứng dụng từ các sản phẩm Samsung đâu, mà là ứng dụng từ cuộc thi Samsung Challenge! Khám phá không giới hạn.
Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh truy cập vào trang web http://zing.vn/khamphakhonggioihan để biết thêm những tính năng mới lạ và thú vị khác mà bạn bè đồng trang lứa giàu óc khám phá của mình đang "chế" ra từ các sản phẩm công nghệ Samsung.
cuộc thi Samsung Challenge, Samsung