Công nghệ - Sản phẩm

Sở KH-CN TP.HCM: Xét duyệt và thông qua 4 đề tài nghiên cứu khoa học

(PCWorldVN) Trong hai ngày 8/4 và 9/4/2015, Sở KH-CN tổ chức 4 buổi xét duyệt đề tài khoa học thuộc lĩnh vực điện tử vi mạch và an toàn - an ninh thông tin.

Cụ thể, đó là các đề tài Nghiên cứu và xây dựng giải pháp tổng thể ngăn chặn tấn công từ chối dịch vụ bằng mạng Botnet tại Việt Nam do TS. Võ Văn Khang làm chủ nhiệm; Xây dựng hệ thống phát hiện spyware trên nền tảng Android do TS. Phạm Văn Hậu làm chủ nhiệm; Nghiên cứu, phát triển sản phẩm OTT Settop box thu gọn (HDMI Dongle) do ThS. Nguyễn Trọng Phúc và KS. Đỗ Tuyên Ký làm chủ nhiệm; và Nghiên cứu và phát triển hệ thống giải pháp phần mềm chống thất thoát dữ liệu tác nghiệp trên máy tính cá nhân và nhóm máy tính chuyên dụng do PGS.TS Trần Minh Triết làm chủ nhiệm.

Với tinh thần làm việc tích cực, khách quan và trách nhiệm cao độ, Hội đồng xét duyệt đề tài với thành viên gồm nhiều chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu và trường đại học đóng trên địa bàn Thành phố đã có phần đánh giá phản biện, góp ý mang tính định hướng và xây dựng cao, qua đó giúp 4 nhóm triển khai đề tài có cơ sở để thực hiện các điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn hoàn thiện trước khi đưa vào nghiệm thu.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
TS. Phạm Văn Hậu đang thuyết trình về đề tài Xây dựng hệ thống phát hiện spyware trên nền tảng Android trước toàn thể Hội đồng xét duyệt vào sáng ngày 8/4. 

Tiến sĩ Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trong phần đánh giá đề tài Nghiên cứu và phát triển hệ thống giải pháp phần mềm chống thất thoát dữ liệu tác nghiệp trên máy tính cá nhân và nhóm máy tính chuyên dụng đã nhấn mạnh đến tính khả dụng của đề tài trước thực trạng các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và phục vụ người dân.

Tuy nhiên, ông Cường cũng đề nghị nhóm đề tài trong quá trình hoàn thiện cần bám sát một số quy trình, quy định về soạn thảo cũng như bảo mật tài liệu tại cơ quan nhà nước, tuân thủ bộ tiêu chuẩn ISO về bảo mật thông tin, và hơn hết là cần đặc biệt quan tâm đến số lượng nền tảng thiết bị mà giải pháp hỗ trợ bởi vì không phải lúc nào thì một chuyên viên hay lãnh đạo cũng ngồi trước máy tính cá nhân.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Ông Lê Quốc Cường (Phó Giám đốc Sở TTTT TP.HCM), Chủ tịch Hội đồng xét duyệt đề tài thay mặt Hội đồng đánh giá kết luận về đề tài Nghiên cứu, phát triển sản phẩm OTT Settop box thu gọn (HDMI Dongle)..

"Nếu được, nhóm đề tài cần xem xét triển khai thêm giải pháp này cho các thiết bị di động", vị Chủ tịch Hội đồng xét duyệt nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số thành viên khác của Hội đồng xét duyệt cũng có ý kiến cho rằng đề tài sẽ còn thiết thực hơn nếu nhóm thực hiện "co hẹp" đối tượng sử dụng là các cơ quan hay tổ chức nhà nước, và điều này sẽ giúp đề tài tập trung hơn vào các khâu/tính năng quan trọng như xác thực người dùng, chuẩn hóa thiết kế ứng dụng/giải pháp sao cho tương đồng với các quy trình, quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước trong hoạt động nghiệp vụ, bảo mật và lưu trữ tài liệu.

PCWorld

an ninh thông tin, An toàn thông tin, hacker, mã độc, nghiên cứu khoa học, set-top-box, Sở KHCN TPHCM


© 2021 FAP
  2,971,520       5/645