Công nghệ - Sản phẩm

Đánh giá bo mạch chủ Asus H170 Pro Gaming

(PCWorldVN) Asus H170 Pro Gaming là bản nâng cấp 'vừa túi tiền' nếu so sánh với người anh em Asus B150 Pro Gaming D3 hay đối thủ MSI H170 Gaming M3.

Tiếp nối đàn anh B150 Pro Gaming D3 đã từng được Test Lab thử nghiệm, Asus vừa tung ra thị trường mẫu bo mạch chủ sử dụng chipset H170 cao cấp hơn (chí ít là so với B150), đó là H170 Pro Gaming.

Ngoại hình, tính năng

Do sản phẩm thuộc phân khúc Pro Gaming, nên hộp đựng H170 Pro Gaming về cơ bản cũng giống với mẫu B150 khi mặt trước in rất to một chiếc thuyền chiến trong trò chơi World of WarShip (đi kèm là code quà tặng của game này).

Hộp đựng sản phẩm cho thấy đây là dòng bo mạch chủ chuyên game.
Mặt sau hộp được in đầy đủ các chi tiết kỹ thuật, các tính năng nổi bật của bo mạch cũng như các tính năng hỗ trợ khi chơi game.

Mặt sau hộp đựng.
Theo ghi nhận của Test Lab, phụ kiện đi kèm bo mạch chủ H170 Pro Gaming cũng rất đơn giản với sách hướng dẫn, miếng che mặt sau của bo mạch chủ và 4 sợi cáp SATA3 chất lượng cao.

Trọn bộ phụ kiện đi kèm bo mạch chủ Asus H170 Pro Gaming.
Sản phẩm này kế thừa thiết kế thuộc dòng Pro Gaming của Asus với tông màu đỏ đen chủ đạo, bề ngang bo mạch cũng được làm nhiều hơn B150 Pro Gaming D3.

Asus H170 Pro Gaming có kích thước lớn.
Asus rất hào phóng khi trang bị cho bo mạch chủ H170 Progaming đến 10 phase cấp điện, đảm bảo hệ thống hoạt động cực kỳ ổn định khi cân với các loại CPU kể cả "hàng đỉnh" Intel Core i7-6700 Skylake.

Bo mạch chủ Asus H170 Gaming hỗ trợ 10 phase cấp điện.

Chip LAN của Intel với công nghệ LAN Guard, Game First III độc quyền của Asus.

Chip âm thanh SupremeFX với dàn tụ chất lượng cao. Bên cạnh đó là chip nhỏ giữ chức năng Headphone AMP. Công nghệ đi kèm Sonic Radar II cho âm thanh trung thực hơn.

Khe M2 của Aus H170 Pro Gaming hỗ trợ tất cả kích thước hiện có của SSD M2, hỗ trợ tốc độ tối đa của khe PCI-Express 4x (trong khi Aus B150 Pro Gaming D3 chỉ hỗ trợ PCI-Express 2x).

Asus H170 Progaming hỗ trợ chuẩn SATA Express với các khe SATA được quay ngang, qua đó giúp dễ dàng gắn hơn cũng như gọn gàng hơn trong việc đi dây trong thùng máy.

Asus H170 Pro Gaming cũng hỗ trợ chế độ CrossFireX của AMD với băng thông tối đa khi gắn 2 VGA là 4x.

Số cổng giao tiếp trên H170 Pro Gaming được Asus trang bị nhiều hơn so với B150 Pro Gaming D3, bao gồm 2 cổng USB 2.0, hỗ trợ xuất hình ảnh bằng cổng Display Port, và một cổng USB Type-C thời thượng.
Đánh giá hiệu năng

Test Lab tiến hành "bắn tốc độ" bo mạch chủ Asus H170 Pro Gaming với cấu hình thử nghiệm gồm BXL Intel Core i7-6700 SkyLake (3,41GHz), RAM DDR4 2x 4GB Bus 2.133MHz, card đồ họa Palit GTX 950 StormX Dual và ổ SSD Panram Velocity 240GB. Hệ điều hành sử dụng làm nền tảng để cài các ứng dụng benchmark thông dụng CineBech R15, PCMark 08 và Performance Test 7.0 là Windows 8 Prosfessional 64-bit.

Với ứng dụng CineBench R15, điểm hiệu năng CPU giữa cấu hình sử dụng đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 530 và card đồ họa rời Palit về cơ bản không chênh lệch nhiều, lần lượt ở mức 816cb và 814cb - kết quả này cao hơn Asus B150 Pro Gaming D3.

Kỳ này, Test Lab chỉ thực hiện phép thử đa nhân.

Tuy nhiên, hiệu năng xử lý đồ họa của 2 cấu hình thử nghiệm bắt đầu có sự khác biệt khi đồ họa tích hợp đạt điểm Open GL ở mức 48,87 khung hình/giây, còn card Palit đạt 59,57 khung hình/giây. 

Kết quả hiệu năng đo trên ứng dụng CineBench R15 khi chạy đồ họa tích hợp.

Kết quả hiệu năng đo trên ứng dụng CineBench R15 khi chạy card đồ họa rời Palit GTX 950.
Với ứng dụng PC Mark 08, kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu năng tổng thể của hệ thống khi sử dụng card đồ họa rời cao hơn gần gấp đôi so với khi sử dụng đồ họa tích hợp. Cụ thể, với VGA tích hợp, điểm PC Mark 08 là 3.360; còn với card đồ họa Palit là 4.594.

Trong cơ chế đánh giá Home Accelerated 3.0, tốc độ khung hình khi sử dụng cấu hình đồ họa Intel tích hợp và card đồ họa rời Palit lần lượt đạt 40 khung hình/giây và 110 khung hình/giây. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần chơi game ở mức tầm trung thì đây là mức hiệu năng phù hợp.

So với bo mạch chủ MSI H170 từng được Test Lab thử nghiệm (điểm PC Mark 08 ở cơ chế đánh giá Conventional 3.0 đạt 5.199 với card đồ họa rời) thì rõ ràng là hiệu năng chung của sản phẩm Asus có phần thua sút.

Điểm PC Mark 08 khi chạy cấu hình sử dụng VGA tích hợp trên bo mạch chủ Asus H170 Pro Gaming.

Điểm PC Mark 08 khi chạy cấu hình sử dụng card đồ họa rời Palit.

Test Lab cũng sử dụng công cụ PassMark 8.0 để đánh giá hiệu năng của toàn bộ hệ thống thử nghiệm, kết quả cho thấy điểm số chênh lệch chủ yếu do sự tương quan sức mạnh giữa đồ họa tích hợp và card đồ họa rời Palit GTX 950ksksk

Biểu đồ so sánh hiệu năng giữa Asus H170 Pro Gaming với một số bo mạch chủ từng được Test Lab thử nghiệm:

Asus H170 Pro Gaming về cơ bản có hiệu năng khá thuyết phục.

Thay lời kết

Có thể thấy được rằng, Asus H170 Pro Gaming thực sự là bản nâng cấp vừa phải khi so sánh trực tiếp với người đàn anh là Asus B150 Pro Gaming D3 bởi H170 chỉ thay đổi về chipset, thêm thắt vài cổng giao tiếp cũng như vài tính năng.

Về mặt hiệu năng, có thể thấy rõ trên biểu đồ là khi so sánh với MSI H170 Gaming M3 và Asus B150 Pro Gaming D3 thì hiệu năng không có sự khác biệt là bao, chỉ chênh lệch chút ít.

Như bài đánh giá bo mạch chủ Asus B150 Pro Gaming trước đây đã đề cập thì việc sử dụng DDR3 hay DDR4 hiện nay cho hiệu năng là ngang nhau thôi, chưa có sự khác biệt quá rõ rệt nào cả, ngoại trừ việc DDR4 tiết kiệm điện hơn DDR3 đôi chút. 

Với hiệu năng ấn tượng như vậy, thì dòng sản phẩm bo mạch chủ hỗ trợ thế hệ bộ xử lý Intel SkyLake nói chung và Asus H170 ProGaming nói riêng cực kỳ phù hợp với rất nhiều nhu cầu của đại đa số người sử dụng, từ học tập, văn phòng, cho đến các tác vụ giải trí cũng như gaming, streaming nội dung độ nét cao.

PCWorld

Asus, Asus B150 Pro Gaming D3, Asus H170 Pro Gaming, đánh giá bo mạch chủ, mainboard, Tố Như


© 2021 FAP
  3,358,695       12/869