Công nghệ - Sản phẩm

Những thay đổi của ngành công nghiệp game sau 25 năm

(PCWorldVN) Từ năm 1997 đến nay, điều tuyệt vời nhất ở ngành game là công nghệ không ngừng biến đổi, phục vụ tốt nhu cầu giải trí của con người.

Sự trỗi dậy của DLC

Sega Dreamcast (phát hành vào năm 1999) là hệ máy chơi game đầu tiên áp dụng hình thức DLC (Downloadable Content - nội dung tải về). Ở thời điểm đó, năng lực phát hành DLC bị hạn chế rất nhiều bởi tốc độ và băng thông đường truyền Internet.

Khi Xbox ra mắt vào năm 2001, ngay lập tức Microsoft đã tung ra nhiều gói DLC thông qua dịch vụ Xbox Live. Hệ máy Xbox 360 tiếp theo đã có bước tiến xa hơn khi cung cấp cả DLC lẫn các bản game đầy đủ ở 2 cửa hàng ứng dụng Xbox Live Marketplace và Xbox Live Arcade.

Tương tự Microsoft, Sony cũng cung cấp DLC và game cho PlayStation 3, PlayStation 4 qua cửa hàng PlayStation Store

DLC hiện nay là hình thức để tung ra các gói mở rộng rất phổ biến cho cả PC lẫn console.

Tải game từ PlayStation Store.

Không còn dùng thẻ nhớ Memory Card

Xbox 360, PlayStation 3 hay Wii là những hệ máy được thiết kế sử dụng ổ cứng gắn trong để không cần thẻ nhớ gắn ngoài. Mặc dù Wii vẫn có khe thẻ nhớ nhưng chỉ để tương thích với Nintendo Gamecube. Bởi vậy, thẻ nhớ Memory Card chỉ còn là hình ảnh quá khứ của những đời máy console cũ.

Trên các thiết bị di động, thẻ SD hiện nay thay thế hoàn toàn vai trò của Memory Card. Còn trên PC, các thiết bị lưu trữ di động như ổ cứng gắn ngoài và ổ flash ngày càng trở nên thông dụng hơn nhiều.

Thẻ nhớ Memory Card.

Mobile Games phát triển mạnh mẽ

Trò chơi đầu tiên trên mobile là Snack – gắn liền với chiếc điện thoại Nokia 6610. Khi ấy, cụm từ “Mobile game” ra đời, dùng để chỉ các trò chơi nhỏ dành cho điện thoại di động.

Cửa hàng ứng dụng bán game mobile đầu tiên chính là App Store của Apple. Và giờ, người dùng có thể mua game mobile trên nhiều cửa hàng ứng dụng khác như Google Play Store, Android App Store, Amazon App Store...

Hiện nay, người dùng có thể chơi game mobile dễ dàng trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh... với nhiều thể loại và cách chơi đa dạng.

Chơi Angry Birds trên iPhone.

Ứng dụng rộng rãi màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng ra mắt từ những năm 1970 nhưng mãi đến năm 2004, Nintendo DS mới là hệ máy chơi game cầm tay đầu tiên ứng dụng màn hình cảm ứng. Khi ấy, game thủ tương tác trong trò chơi bằng ngón tay hoặc bút đi kèm máy.

Các hệ máy về sau như Nintendo 3DS, PlayStation Vita… bắt đầu cung cấp tính năng cảm ứng thú vị hơn. Và nay thì nhiều người thích chơi game mobile cũng vì họ thao tác chạm dễ dàng trên máy tính bảng cũng như điện thoại thông minh.

Chơi game trên PlayStation Vita.

Thiết bị ngoại vi không dây

Thiết bị không dây khá hữu ích, được sử dụng rộng rãi như tay cầm, chuột và bàn phím.

Hệ máy đầu tiên giới thiệu tay cầm không dây là Atari 2600. Tuy nhiên, Xbox 360 mới là hệ máy phổ biến các tay cầm không dây từ năm 2005. Kể từ đó, mỗi mẫu Xbox mới khi “ra lò” đều có tay cầm không dây đi kèm, giúp game thủ có thể trải nghiệm trò chơi cách xa máy và màn hình.

Chuột không dây xuất hiện lần đầu khi Logitech ra mắt các sản phẩm the Cordless Mouseman (1991), sử dụng tín hiệu radio để theo dõi sự di chuyển của chuột. Hiện nay, chuột không dây nhỏ hơn, nằm gọn trong lòng bàn tay và dễ dàng di chuyển.

Bàn phím không dây xuất hiện sớm hơn, từ những năm 1980, nhưng có vẻ được ít game thủ ưa chuộng. Các bàn phím không dây đời mới có thể kết nối với TV thông minh (Smart TV) và máy tính bảng.

Tay cầm không dây Xbox 360 (phải).

Xuất hiện MMO và MOBA

Trò chơi MMO phổ biến nhất trên thế giới có lẽ là Ultima Online, được phát hành vào năm 1997. Sau đó, xu hướng chơi MMO được đáp ứng thêm bởi hàng loạt tựa game nổi tiếng như World of Warcraft, Everquest và Guild Wars. Các trò chơi đơn danh giá Elder Scrolls Series, Final Fantasy hay Knights of the Old Republic cũng đã có những phiên bản MMO phục vụ game thủ.

Sau MMO, đến lượt thể loại MOBA thể hiện với Dota, League of Legends và Heroes of the Storm. Trò chơi MOBA không chỉ có trên PC mà bắt đầu lấn sân sang khu vực cho mobile.

Với việc Internet ngày càng phổ biến và tốc độ cao, các trò chơi MMO và MOBA càng có thêm “đất diễn” sức mạnh quy tụ cộng đồng và gameplay độc đáo.

Cảnh trò chơi World of Warcraft.

Công nghệ thực tế ảo Virtual Reality

Thực tế ảo VR trở thành tiêu điểm “xâu xé” của hàng loạt công ty công nghệ với hàng loạt sản phẩm như Oculus Rift, Microsoft Hololens hay Playstation VR.

Sau khi AMD bắn "phát súng" đồ họa RX 480 nhắm đến nhu cầu VR giá rẻ, giới game thủ đang chờ đợi Microsoft và Sony giới thiệu các dòng console mới hỗ trợ VR tại triển lãm E3 2016 diễn ra vào tuần sau.

Chiến đấu ảo bằng Virtual Reality.
PCWorld

Hồng Linh, MMO, MMORPG, MOBA, thiết bị thực tế ảo


© 2021 FAP
  3,349,757       1/259