(PCWorldVN) Trong quá khứ, nhiều nhân tài bị tự kỷ nhưng lại là điểm sáng của xã hội. Nhưng hiện nay, cộng đồng còn thiếu những chương trình dành cho họ, nhất là trong lĩnh vực CNTT.
Alan Turing là thiên tài trong việc giải mã được cỗ máy mã hoá Enigma của phe Phát xít thời thế chiến thứ 2, giúp phe Đồng Minh giành thắng lợi. Ông đã tạo ra một chiếc máy để thực hiện một số tính toán cần thiết cho việc giải mã tin nhắn của đối phương, và đến ngày nay ông được xem là cha đẻ của ngành khoa học trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng có một điều đáng nói là rất nhiều người thời đó cho rằng ông bị chứng tự kỷ.
Trong thời của ông, Turing không được khám và chẩn đoán, nhưng cuộc sống của thiên tài toán học này và những mối quan hệ của ông rất khớp với những mô tả về chứng rối loạn tự kỷ ASD (autism spectrum disorder) hiện nay. Và câu truyện của ông mô tả xã hội được lợi như thế nào khi cư xử với những người có suy nghĩ khác biệt. Mãi cho đến khi ông nổi tiếng thì chưa ai nhận ra nhu cầu cần đến một chiếc máy tính, họ đơn giản chỉ cần bẻ được mật mã. Rõ ràng con người cần đến một lối tư duy khác đi thì mới có được những giải pháp hữu hiệu mà cả thế giới chúng ta đang được tận hưởng ngày nay.
|
Thị trường đang rất thiếu công việc liên quan đến an toàn, bảo mật mạng. |
Trong khi danh tiếng của Turing không có gì bàn cãi thì chúng ta hiện nay đang bị rơi vào cái hố không nhận ra được tiềm năng của hàng triệu bộ óc thiên tài nằm rải rác trên toàn cầu. Cũng giống như Turing, nhiều người trong số họ rất am hiểu công nghệ, có thể giúp người dùng chúng ta giải quyết được nhiều rắc rối hiện nay về mặt đời sống công nghệ.
Trung tâm Phòng ngừa bệnh của Mỹ (CDCP) cho biết có hơn 70 triệu người trên khắp thế giới, tương đương 1% dân số thế giới, bị tự kỷ. Và theo các chuyên gia y tế dự đoán có khoảng 70%-90% trong số này không có việc làm và đang tìm việc.
Suy nghĩ chung về chứng tự kỷ của xã hội hiện nay là những người mắc chứng ASD có ít kỹ năng và khó làm việc. Từ đó, nhiều doanh nghiệp cho đây là một trong những thước đo về tuyển dụng và ASD là một "cái tội" của xã hội. Phân nửa số người bị chẩn đoán mắc phải ASD thường có trí thông minh ở mức trung bình hoặc trên trung bình. Và chúng ta có những bằng chứng rõ ràng qua những dịch vụ đào tạo và hỗ trợ chuyên cho người bị tự kỷ, nhất là người trong độ tuổi từ thanh thiếu niên lên thành người lớn, nên càng khó cho những người này tìm việc, sống độc lập và có cuộc sống tốt như những người khác.
Nhưng thực tế là ngay tại quốc gia phát triển như Mỹ, những chương trình ASD dành cho thanh thiếu niên và người lớn lại ít được hỗ trợ, chỉ chưa đến 1% ngân sách hỗ trợ y tế cho chứng tự kỷ. Và xã hội đang phí phạm nguồn nhân tài.
Ngược lại, lĩnh vực an toàn thông tin, bảo mật mạng lại đang rất khan hiếm nhân sự ở khắp mọi nơi. Trên toàn cầu, nhiều vụ tấn công mạng, tội phạm mạn diễn ra hàng ngày, mà các chuyên gia dự đoán đến năm 2019 cả thế giới sẽ bị tổn thất khoảng 2 nghìn tỉ USD vì lỗ hổng an ninh mạng. Còn năm tới, số lượng công việc bảo mật mạng chỉ tăng một cách rất "chầm chậm", toàn thế giới chỉ có khoảng 1 triệu người làm trong mảng này.
Cùng lúc ấy, có hơn 3/4 người bị tự kỷ lại rất hứng thú với công việc an ninh mạng. Trong đó, nhiều người rất quan tâm đến phân tích dữ liệu và có tinh thần tuân giữ luật lệ. Và cũng có rất nhiều tài năng chưa được phát hiện.
Một số doanh nghiệp lớn, trong đó có Microsoft, SAP và Freddie Mac đã đưa ra một vài chương trình khởi động để thuê nhân viên bị tự kỷ, làm những công việc liên quan đến CNTT mang tính phức tạp. Quỹ Gates Foundation, Milken Institude và Hilibrand Foundation cũng có những chương trình tuyển dụng dành cho đối tượng này.