(PCWorldVN) Không có gì bàn cãi khi bàn phím QWERTY trở thành chuẩn thiết kế công nghiệp và cả thế giới đều quen thuộc. Song bạn chắc chắn chưa biết, QWERTY đã trở thành chuẩn từ thói quen của một nhóm người cách đây rất lâu.
Con người ngày nay dành nhiều thời gian gõ bàn phím hơn bao giờ hết, kể cả trên máy tính cũng như qua điện thoại. Và hầu hết bàn phím đều được bố trí theo kiểu phím QWERTY cổ điển. Nhưng cách mà những con chữ được sắp xếp trên bàn phím làm sao giúp chúng ta cảm thấy thân thuộc nhất, gõ nhanh nhất mà không phải nhìn vào nó có thể ít người biết đến.
Thậm chí khi gõ, chúng ta còn không nghĩ đến phím đó là con chữ đó, ví dụ như chữ "q" ở góc trên bên trái, chữ "m" ở góc dưới bên phải bàn phím.
Dĩ nhiên, việc sắp xếp con chữ trên bàn phím cũng có một lịch sử lâu đời. Còn công nghệ hiện nay đơn giản là đưa cách bố trí ấy ra thị trường mà thôi. Vậy gốc gác của QWERTY ở đâu?
Bàn phím hiện nay đều được thiết kế theo chuẩn QWERTY. |
Bài viết gốc đầu tiên đề cập đến QWERTY là của Paul A. David, mang tên "Clio and the Economics of QWERTY", xuất bản năm 1985, là thời điểm có sự chuyển dịch liên quan nhiều đến bàn phím. David cho rằng bàn phím QWERTY do Christopher Latham Scholes phát triển, cũng là người thứ 52 phát minh ra máy đánh chữ và là người nộp bằng sáng chế về bàn phím hồi năm 1867. Nhưng các thanh gõ phím trong các máy đánh chữ thời kỳ đầu bố trí theo kiểu QWERTY thường bị kẹt phím nếu gõ quá nhanh. Suốt sáu năm, Scholes vật lộn với thiết kế này, thay đổi thứ tự các phím alphabet đủ mọi cách để cố hoàn chỉnh trải nghiệm gõ phím.
Nhưng cũng có vài giả thuyết lịch sử khác về bàn phím, trong đó có giả thuyết cho rằng một số nhà nghiên cứu Nhật Bản khẳng định những người đánh điện tín mới chính là những người tạo ra QWERTY. David cũng ghi chú trong bài viết của ông rằng E. Remington và những người con, là gia đình làm vũ khí nổi tiếng, đã mua quyền sở hữu máy đánh chữ. Sau đó họ điều chỉnh lại bàn phím để chúng "hợp thành một dòng cho mọi ký tự để nhân viên bán hàng có thể tạo ấn tượng cho khách hàng, bằng cách có thể nhanh chóng gõ được dòng: TYPE WRITER".
Kiểu thiết kế bàn phím QWERTY có từ thế kỷ 19 và được áp dụng trên máy đánh chữ của Remington. |
Nhưng chưa dừng ở đó. Nền kinh tế giảm sút trong những năm 1870 đã đe dọa đến sự thành công của máy đánh chữ, vì khi ấy các công ty cạnh tranh tung ra thị trường vô vàn kiểu thiết kế bàn phím trực quan và hiệu quả hơn. Bạn cần nhớ là hầu hết máy đánh chữ lúc bấy giờ chỉ dành cho doanh nghiệp, không hướng đến người dùng cá nhân. Những doanh nghiệp ấy lại bắt đầu đào tạo nhân viên đánh máy gõ chữ theo kiểu "touch typing", dựa trên bố trí bàn phím QUERTY. Bạn đoán xem ai đào tạo những nhân viên đánh máy ấy? Dĩ nhiên là công ty Remington.
Một khi nhân viên đánh máy trên thị trường tuyển dụng đều được đào tạo gõ chữ theo kiểu bàn phím QWERTY thì không doanh nghiệp nào lại muốn bỏ thêm tiền để đào tạo lại những ngón tay thợ đánh máy để làm quen với bố trí bàn phím mới nào khác. Do vậy, triều đại QWERTY xuất hiện. Và rồi, David kết luận bài viết của ông rằng: "cạnh tranh mà thiếu vắng tính hoàn thiện của thị trường đã chuẩn hóa lĩnh vực đánh máy chữ theo một hệ thống sai lệch…" Và đến nay, chúng ta đều theo lối này mà gõ chữ trên máy tính và điện thoại.
bàn phím, Bùi Lê Duy, chuẩn công nghiệp, QWERTY