Công nghệ - Sản phẩm

5 cách chép dữ liệu từ Raspberry Pi sang PC

Ngoài cách sử dụng thẻ nhớ SD như thông thường, 5 giải pháp sau đây sẽ giúp bạn thực hiện chép dữ liệu từ máy tính Raspberry Pi sang PC một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Gửi qua email

Đây có lẽ là cách mà nhiều người dùng máy tính tí hon Raspberry Pi lựa chọn nhất mỗi khi muốn sao chép dữ liệu. Để thực hiện, trước hết bạn phải thiết lập tài khoản email của mình trong ứng dụng email mặc định trên máy Raspberry Pi. Sau đó, tạo email mới, thêm tập tin đính kèm và gửi đến địa chỉ người nhận.

Gửi tập tin qua email để chuyển dữ liệu từ Raspberry Pi sang PC

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Gmail để gửi bằng cách sử dụng trình duyệt mặc định của Raspberry. Bạn có thể gửi tập tin cho chính mình hoặc gửi đến địa chỉ email khác của bạn. Sau đó, hãy đăng nhập Gmail trên PC và mở email vừa nhận rồi lưu tập tin đính kèm vào máy.

Truy xuất đám mây qua trình duyệt

Một tùy chọn khác cho người dùng Raspberry để gửi dữ liệu là chép lên dịch vụ lưu trữ đám mây. Cho đến nay, chưa có dịch vụ đám mây nào cung cấp ứng dụng dành riêng cho máy tính Raspberry Pi, cho nên cách tốt nhất là bạn hãy truy xuất vào trang web của các dịch vụ thông qua trình duyệt Chromium.

Chép dữ liệu lên đám mây cũng là một lựa chọn

Hiện nay, Dropbox và Box đều cho phép tải tập tin qua trình duyệt. OneDrive và Google Drive cũng là những lựa chọn khá phù hợp. Tuy nhiên, theo đánh giá thì tốc độ tải tập tin qua trình duyệt chậm hơn nhiều so với khi dùng ứng dụng dành riêng.

Dùng ổ USB

Từ trước đến nay, ổ lưu trữ USB là một trong những giải pháp sao chép dữ liệu nhanh và hiệu quả nhất đối với người dùng máy tính; và người dùng Raspberry Pi cũng không phải là ngoại lệ. Chỉ cần cắm ổ USB đã được định dạng vào cổng USB trên Raspberry là hệ thống sẽ tự động khởi chạy trình quản lý tập tin Raspbian File Manager.

Dùng ổ USB để chép dữ liệu từ máy Raspberry

Nếu đang sử dụng các model máy Pi cũ hoặc Raspberry Pi Zero trang bị cổng USB hạn chế, lúc đó bạn nên trang bị một hub USB. Lưu ý rằng một vài model hub USB đòi hỏi nguồn điện để cung cấp cho các thiết bị USB sẽ cần lấy nguồn từ cổng USB của máy Raspberry.

Dùng lệnh SCP

Một giải pháp khá phức tạp hơn để sao chép dữ liệu giữa máy tính Raspberry và PC là sử dụng dòng lệnh để gửi và nhận. Lệnh này có tên là SCP (Secure Copy Protocol) dựa trên giao thức kết nối SSH (Secure Shell).

Giao diện dòng lệnh SCP

Với người dùng Windows, trước hết phải cài đặt SSH client và Raspberry Pi có thể chấp nhận các lệnh SSH khi kết nối thông qua mạng cục bộ (Ethernet hay Wi-Fi). Để sao chép tập tin file.txt từ Raspberry Pi sang thư mục Home của máy tính Windows, bạn có thể sử dụng dòng lệnh SCP với cú pháp:

scp pi@192.168.0.15:file.txt

Ngược lại, để sao chép tập tin file.txt từ PC sang máy Pi, có thể dùng dòng lệnh:

scp file.txt pi@192.168.0.15:

Lưu ý là dấu : ở cuối câu rất quan trọng.

Dùng dịch vụ SFTP

Nếu bạn đang sử dụng máy khách FTP có hỗ trợ giao thức SFTP (SSH File Transfer Protocol) thì có lẽ đây là tùy chọn tốt nhất để chuyển dữ liệu từ máy tính Raspberry Pi. Về cơ bản, khi SSH được kích hoạt trên máy Raspberry Pi (thường thông qua màn hình raspi-config) thì bạn có thể sử dụng SFTP để gửi và nhận tập tin qua giao diện đồ họa.

Sử dụng giao thức SFTP để truyền tập tin

Với giải pháp này, bạn có thể chọn ứng dụng nguồn mở FileZilla để gửi nhận tập tin. Khi FileZilla đang chạy, hãy mở trình đơn File> Site Manager và nhấn New Site. Từ đây, nhập địa chỉ IP của máy Raspberry Pi vào hộp Host (hoặc chỉ cần nhập raspberrypi.local nếu bạn đang chạy các dịch vụ Bonjour).

Tiếp theo, chọn SFTP – SSH File Transfer Protocol trong phần Protocol Normal trong phần Login Type. Hãy nhập thông tin username password của hệ điều hành Raspbian mà bạn đang dùng và cuối cùng nhấn Connect để bắt đầu kết nối.

Trong FileZilla, các tập tin của máy tính PC (local computer) nằm bên trái trong khi máy tính Raspberry Pi (remote computer) nằm bên phải. Bạn có thể sao chép tập tin từ Raspberry Pi bằng cách kéo thả chúng vào khung bên trái, hoặc nhấn chuột phải và chọn Download.

PCWorld

chuyển dữ liệu, Huy Thắng, PC, raspberry pi, sao chép


© 2021 FAP
  3,383,251       1/1,803