Sản phẩm

Giao diện khoá màn hình sẽ thay đổi cách bạn dùng điện thoại

Tính năng khoá màn hình đơn giản như vậy, nhưng nó đang trở thành giao diện quan trọng nhất trên điện thoại thông minh của bạn.

Khoá màn hình bị xếp vào loại giao diện phụ, không mấy quan trọng, là một loại tính năng lưu màn hình cho điện thoại thông minh, cho bạn biết giờ giấc và tạo một rảo cảnh giữa giao diện màn hình chính và thế giới.

Nhưng khoá màn hình không chỉ có vậy, tính năng này đang trở thành một trong những giao diện quan trọng nhất trong những gì quan trọng có trên điện thoại. Và bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao như vậy.

Thế giới của những ứng dụng

Nhiều năm qua, có vài ứng dụng không mấy tên tuổi đã biến giao diện khoá màn hình thành một ứng dụng rất thông minh. Người dùng thành thạo có thể đã dùng qua chúng, nhưng hầu hết người dùng thông thường như chúng ta sẽ không bao giờ thay thế giao diện khoá màn hình mặc định bằng một giao diện khác.

Một ví dụ như Slidelock Locker, cho phép các thông báo xuất hiện trên giao diện khoá màn hình và thậm chí hỗ trợ xem thông báo đó mà người dùng không cần chạm tay đến.

Tuy vậy, ngoài những thông báo thì có một số ứng dụng cố bỏ mọi tính năng lên màn hình khoá.

Ví dụ như một ứng dụng chat ẩn danh tên là Wut (do Google Ventures và một số công ty khác tài trợ) hiện ra các tin nhắn ngay tại màn hình khoá, giống như tính năng push notification. Bạn không biết ai gửi tin nhắn nhưng bạn biết tin nhắn đó của Facebook.

Thậm chí, còn có ứng dụng tên là Slidejoy cho bạn xem cả quảng cáo ở màn hình khoá.

Ứng dụng Facebook dành cho Android cũng có một bản cập nhật, thêm vào tính năng thông báo Facebook lên màn hình khoá của Android, nhưng bản cập nhật tiếp sau đó là bỏ tính năng này ra. Có vẻ như Facebook đang muốn thử nghiệp tính năng ấy cho phiên bản Android tiếp theo.

Rõ ràng là Facebook muốn xuất hiện trên màn hình khoá. Bạn có còn nhớ Facebook Home? Đó là ý định của Facebook muốn thay thế màn hình khoá với hình ảnh từ Facebook News Feed và cũng bỏ tin nhắn và những hội thoại của bạn lên cả trên màn hình khoá.

Cũng giống như nhiều ý tưởng khác, đội ngũ phát triển Facebook Home có vẻ như “lời ra tiếng vào” với nhau và Facebook quyết định giải tán nhóm này.

Nâng cấp khoá màn hình trên iOS rất hiếm gặp, vì nếu muốn can thiệp vào khoá màn hình, người dùng phải jailbreak thiết bị.

LockInfoIntelliscreenX là 2 ví dụ về ứng dụng thay thế khoá màn hình trên iOS, mang thông báo, tin RSS và các tính năng khác lên ngay trên màn hình khoá.

Các ứng dụng dành cho dân công nghệ thường là tốt, nhưng khoá màn hình với các tuỳ chọn và chức năng phong phó có vẻ đang trở thành loại ứng dụng phổ biến, không còn dành cho giới sành công nghệ nữa.

Android: L viết tắt cho “lockscreen”

Tên mã cho các phiên bản hệ điều hành Android mà Google đặt thường tuân theo thứ tự alphabet, như alpha và beta, họ đặt tên các phiên bản Android theo tên các món bánh ngọt: Cupcake, Doughnut, Eclair, Froyo, Gigerbread, Honeycomb, Ice Cream Sandwich, Jelly Bean và KitKat.

Nhưng chuỗi alphabet này dừng tại KitKat khi mà Google không tiếp tục đặt tên theo nguyên tắc trên nữa, mà phiên bản Android tiếp theo sẽ có tên mã là Android L tại hội nghị Google I/O hồi cuối tháng 6 vừa qua. Tuy Google chưa cho biết ý nghĩa của “L” là gì nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đó là từ viết tắt của “lockscreen”, nghĩa là màn hình khoá.

Có thể trong phiên bản Android L, Google sẽ thay đổi cách người dùng mở khoá điện thoại. Thay vì chạm và kéo thả biểu tượng nào đó theo một hướng nào đó để mở khoá, bạn có thể mở bằng cách vuốt lên trên từ bất kỳ đâu trên màn hình. Quét từ trái sang phải để khởi chạy ứng dụng điện thoại, quét phải qua trái để khởi chạy ứng dụng chụp ảnh.

Nếu bạn đặt mật khẩu, PIN hay cơ chế bảo mật nào đó cho điện thoại thì bạn có thể phải nhập những mật khẩu đó trước khi truy cập được vào ứng dụng điện thoại, trừ khi bạn tận dụng một tính năng khác của phiên bản L (vay mượn của Moto X), tính năng này cho người dùng có thể truy cập mà không phải nhập mật khẩu, PIN khi có bất kỳ thiết bị Bluetooth nào được người dùng chỉ định đang ở gần đó, như là đồng hồ Android Wear hay tai nghe.

Trên hết là Google đang thêm vào tính năng thông báo trên màn hình khoá của phiên bản Android L. Đó có thể là tính năng quét tay hay cham 2 lần để ở khoá. Vài thông báo sẽ chỉ ở mức báo có tin nhưng không hiển thị nội dung tin vì mục đích riêng tư, người dùng phải vuốt xuống để hiển thị những tin ẩn.

Màn hình khoá của Apple

Apple nói về hệ điều hành di động tiếp theo của họ là iOS 8 tại hội nghị các nhà phát triển Apple hồi đầu tháng 6 vừa qua, trước sự kiện Google I/O. Một trong những tính năng thú vị nhất của iOS 8 là khả năng hiển thị ứng dụng trên màn hình khoá, thập chí bạn không phải cài đặt ứng dụng đó, nhờ vào công nghệ iBeacon.

iBeacon là gì? Đó là công nghệ định vị vị trí ở khoảng cách gần, cho điện thoại bạn có thể nhận diện vị trí của nó trong khoảng 30cm. Ví dụ điển hình cho việc kết hợp iBeacon và màn hình khoá là một demo mà Apple thực hiện tại chuỗi cafe Starbucks. Khi bạn vào một quán Starbucks, điện thoại bạn sẽ nhận diện được hệ thống iBeacon của quán, nhận diện quán, và đặt một biểu tượng Starbucks lên trên màn hình khoá của điện thoại. Nếu điện thoại bạn có cài sẵn ứng dụng Starbucks thì bạn chỉ việc nhấn vào nó để khởi chạy ứng dụng. Nếu bạn không cài sẵn thì nhấn vào đó sẽ tải về và cài đặt.

Ý tưởng về “tính liên tục” của Apple (là những công nghệ cho bạn chuyển từ thiết bị Apple này sang thiết bị Apple khác, như từ MacBook sang iPhone và bạn có thể làm việc cùng 1 tài liệu trên 2 thiết bị) cũng được áp dụng một cách khéo léo trên màn hình khoá của iOS 8. Bất kể khi nào bạn mở một tài liệu trên thiết bị khác thì một biểu tượng ứng dụng đó sẽ xuất hiện trên màn hình khoá của iOS 8. Vì vậy, nếu bạn đang soạn dở dang một email trên iMac và phải ra ngoài thì bạn sẽ thấy một biểu tượng Mail trên điện thoại của mình. Nhán vào đó, bạn sẽ mở ra ngay email bạn đang soạn dở dang trên iMac. Tính năng này sẽ hoạt động trên hầu hết ứng dụng Apple và các ứng dụng bên thứ ba cũng sẽ hỗ trợ tính năng này.

Màn hình khoá trước kia từng là tính năng nhàm chán, không gì thú vị và đơn giản, với mục đích là ngăn không cho người khác xem nội dung trên màn hình chính của điện thoại. Tuy nhiên, càng ngày, màn hình khoá sẽ càng cho bạn biết được nhiều thông tin hơn.

Trong khi giới đam mê công nghệ phải sử dụng nhiều ứng dụng bên thứ 3 để có được những tính năng độc đáo dành cho màn hình khoá thì phiên bản iOS và Android tiêp theo sẽ khiến màn hình khoá trở thành một tính năng phổ biến, thông dụng hơn với người dùng bình thường. Mọi người sẽ đột nhiên sử dụng màn hình khoá của điện thoại nhiều hơn.

Điều này lại khơi mào cho một cuộc chiến ứng dụng. Ứng dụng nào mà không xuất hiện trên màn hình khoá thì ứng dụng đó bị cho là “hạng hai”. Do vậy, nhiều nhà sản xuất ứng dụng sẽ bắt đầu nghĩ đến việc làm sao cho ứng dụng của họ hỗ trợ hiển thị trên màn hình khoá, họ sẽ cố gắng thuyết phục được bạn cấp phép cho ứng dụng đó nhảy được lên màn hình khoá.

Còn bạn, bạn sẵn sàng chưa? Thế giới này đang đảo ngược lại. Thứ tầm thường trở thành quan trọng ngay trên điện thoại của bạn. Và ứng dụng nào “xa mặt”, thì sẽ “cách lòng” mà thôi!

PCWorld

android, iOS, khóa màn hình, lockscreen


© 2021 FAP
  2,875,291       2/923