Siêu mỏng, siêu nhẹ với khả năng xử lý đầy sức mạnh là những ưu thế để ultrabook trở thành lựa chọn phù hợp cho công việc của bạn.
Với độ dày chưa tới 0,8-inch, nhẹ hơn 3-pound (khoảng 1,3 kg) và cấu hình không thua kém, ultrabook được xem như một sự thay thế tích cực đối với những dòng laptop truyền thống vốn nặng nề, và có kích cỡ quá khổ.
1. Nền tảng đa dạng
Trong khi Apple vẫn độc chiếm phân khúc laptop mỏng nhẹ với các mẫu Macbook Air 11-inch và 13-inch, phần lớn các doanh nghiệp lại không mấy chú ý đến các mẫu này vì những lí do rất cơ bản. Apple là một nhà cung cấp độc quyền. Các máy tính Mac không hỗ trợ các gói phần mềm thương mại bên ngoài, và Mac cũng không tương thích với hàng loạt các hệ thống doanh nghiệp.
Đó là lí do khiến người ta sẽ nghĩ đến 1 chiếc ultrabook chạy hệ điều hành Windows và các chương trình trên nền tảng này. Nhờ đó, người dùng không bị giới hạn với việc phải chạy Windows trên 1 máy Mac sử dụng Parallels, VMWare hay Boot Camp.
Các hãng máy tính như Acer, Asus, Lenovo, Samsung, và Toshiba đang và sẽ liên tiếp cho ra đời hàng loạt ultrabook mới. Vì thế, ultrabook sẽ được cung cấp với rất nhiều lựa chọn cấu hình phần cứng, phù hợp cho từng nhóm đối tượng người dùng.
2. Gọn nhẹ
Đây có thể coi là ưu điểm lớn nhất của ultrabook. Đặc điểm nhỏ về kích cỡ và nhẹ về khối lượng khiến cho người dùng có thể mang máy theo bên mình mà không cảm thấy nặng nề, thậm chí dễ dàng chẳng thua gì các máy tính bảng, trong khi chúng vẫn có đủ các tính năng của một laptop như bàn phím cơ, hệ thống quản lý file, và khả năng chạy các phần mềm thương mại.
Ngoài ra, lợi thế về kích cỡ cũng khiến người dùng dễ dàng sử dụng chúng ở những nơi chật hẹp như trong xe hơi, trên máy bay hay những nơi công cộng khác.
Lại nhớ chuyện của những chiếc netbook với những nỗ lực trở thành “phiên bản thu nhỏ” của laptop. Được thiết kế chủ yếu để chạy các ứng dụng web, netbook được trang bị màn hình có kích cỡ không quá 9-inch và có bàn phím mini. Dù có thời lượng pin khả dĩ, nhưng netbook lại tỏ ra không đủ sức mạnh để chạy các chương trình xử lý bảng tính, văn bản và cơ sở dữ liệu được sử dụng hàng ngày trong hầu hết các doanh nghiệp.
Với ultrabook, hiệu năng không đáng phải quan tâm. Intel đã cung cấp các bộ xử lí mạnh mẽ với chip Core i7 có khả năng xử lí cho các ứng dụng "nặng”, cùng với các ổ SSD tốc độ cao. Nhờ đó mà các laptop siêu mỏng này hoàn toàn có thể trở thành đối thủ xứng tầm với các dòng máy truyền thống cỡ lớn.
4. Chi phí
Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn đồng nghĩa với việc tốn ít vật liệu sản xuất hơn, song trên thực tế, chi phí sản xuất của những máy tính siêu mỏng lại không thấp như người ta tưởng. Giá của những ultrabook hiện ở mức khá cao, thậm chí có sản phẩm có giá lên tới 3.000 USD.
Tuy nhiên, giá của ultrabook đang thấp đi một cách đáng kể. Chẳng hạn như dòng máy Portege Z830 của Toshiba sắp ra mắt vào tháng 11 tới sẽ có giá chưa đến 1.000 USD. Và theo kế hoạch của Intel, các đối tác sản xuất của họ sẽ tiến tới việc cho ra đời các ultrabook có giá không vượt quá 1.000 USD.
Thêm nữa, với số lượng nhà sản xuất ngày càng tăng, chắc chắn giá bán của ultrabook sẽ giảm xuống nay mai.
Intel dự định cho ra những chiếc ultrabook có giá dưới 1.000 USD |
Một số mẫu ultrabook hấp dẫn sắp ra mắt
Theo thông tin trên DigiTimes ngày 6/9/2011, các hãng sản xuất MTXT như Acer, Lenovo, Toshiba và Asustek đang giới hạn số lượng sản xuất các ultrabook ở mức dưới 50.000 chiếc để thăm dò thị trường. Trong đó đáng chú ý là các mẫu ultrabook sau:
Toshiba Z380: Toshiba sắp cho ra đời mẫu Z830 Ultrabook chỉ dày 0,62-inch (~1,6 cm) vào tháng 11 tới với trang bị bộ xử lí Core i7, RAM 6GB với kích cỡ màn hình là 13,3-inch. Giá bán đề xuất của sản phẩm này sẽ thấp hơn 1.000 USD.
Acer Aspire S3, laptop siêu di động, Lenovo IdeaPad U300, Toshiba Z380, Ultrabook, ultrabook vs Macbook Air