(PCWorldVN) Dự án ấn tượng nhất và kỳ lạ của Microsoft tại thời điểm hiện tại chính là kính tăng cường thực tế ảo HoloLens.
Thiết bị này này lần đầu được giới thiệu trong sự kiện Windows 10 hồi tháng 1 vừa qua.
Gần đây nhất Microsoft đã có màn trình diễn HoloLens tại hội nghị phát triển Build 2015 thể hiện các tính năng thực tế ảo khá ấn tượng. Microsoft tin rằng đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho một thế hệ không gian ba chiều tương tác và dòng sản phẩm này sẽ phát triển hơn khi có sự tham gia của các nhà phát triển bên thứ 3.
Dưới đây là 5 điều cần biết về HoloLens:
1. Augmented Reality là gì
Khởi nguồn từ khái niệm thực tế ảo (Virtual Reality), thuật ngữ này nhằm mô tả môi trường mô phỏng nhằm tương tác với các giác quan con người. Công nghệ này được phát triển thêm với tên gọi là thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) cho phép tương tác với vật thể quan sát được trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử. HoloLens là một trong những sản phẩm trong lĩnh vực Augmented Reality khi cho phép mọi giác quan của con người tương tác thực tế ảo với môi trường xung quanh. Thay vì chuyển vùng quan sát sang một không gian khác thì kính này kết hợp các đối tượng ảo với môi trường thực tế và người dùng tương tác bằng cách chạm vào không khí.
Thực tế ảo tăng cường
2. Trải nghiệm
Không giống với thiết bị đeo thực tế ảo đang rất nổi hiện nay như Oculus Rift hiển thị hình ảnh đơn thuần qua các màn hình nhỏ trước mắt người dùng - Microsoft HoloLens mang đến phương thức tương tác khá dễ chịu với các hình ảnh 3D ngay giữa khung cảnh thực xung quanh. Người dùng thoải mái di chuyển khắp mọi nơi mà không phải lo lắng về dây nối hay các lỉnh kỉnh các thiết bị kèm theo.
Tự do di chuyển khi sử dụng kính HoloLens
3. Cấu tạo của HoloLens
HoloLens hoạt động độc lập nhờ việc trang bị hệ thống xử lý chuyên dụng bên trong kính và bộ xử lý hiển thị hình ảnh 3D kèm theo đó là cảm biến chuyển động nhận biết môi trường xung quanh.
Thiết kế của HoloLens
Các nút bấm điều khiển
Cổng kết nối
Thông tin về bộ xử lý ba chiều chuyên dụng (holographic processing unit - HPU), cấu hình phần cứng và đồ họa, dung lượng pin vẫn chưa được Microsoft tiết lộ.
Kính được dùng cho HoloLens khá nhỏ và không bao phủ hết tầm nhìn của người đeo. HoloLens còn cho phép tắt tính năng thực tế ảo tăng cường để trở về cảnh thực không giống như những thiết bị khác là đang nhốt người dùng trong không gian ảo riêng. Điều này không có gì mới lạ bởi trước đó Google Glass đã có bước đi khá dài tuy nhiên trong tương lai HoloLens có thể thay đổi phương thức tương tác.
4. Ứng dụng
Công nghệ được Microsoft sử dụng cho chiếc HoloLens có tên gọi là Holographic cho khả năng theo dõi sự thay đổi của cảnh vật xung quanh. Người dùng chỉ cần chạm vào vòng tròn nhỏ được hiển thị trong tầm nhìn của kính hoặc ra lệnh bằng giọng nói để khởi động HoloLens. Vòng tròn bao gồm nút điều khiển như nhấn, kéo thả, trượt với thao tác khá đơn giản.
Ứng dụng của HoloLens
Trong màn demo, người dùng giơ ngón tay ra trước mặt, “click" vào ứng dụng Skype để thực hiện cuộc gọi. Các hình ảnh ba chiều gửi qua Skype và có thể được tùy chỉnh phóng to, thu nhỏ, đặt lên sàn.
Việc giơ ngón tay ra phía trước và bấm vào các biểu tượng được gọi là air-tapping và khả năng nhận diện chuyển động ngón tay của HoloLens khá chính xác.
5. Mục đích sử dụng
Theo Microsoft, HoloLens không được thiết kế cho tất cả mục đích mà chỉ được khuyến khích sử dụng trong các lĩnh vực:
Trong mảng giải trí thì phân khúc game cũng nằm trong một những tính năng được ưu tiên, tuy nhiên Microsoft cho biết họ muốn hướng tới cộng đồng người sử dụng lớn hơn.
Holography, HoloLens, kính thực tế ảo, Microsoft