(PCWorldVN) Thế giới đã gần hết địa chỉ IP và đã đến lúc phải chuyển sang giao thức mạng Internet thế hệ 6 - IPv6. Vậy IPv6 là gì và chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi sử dụng giao thức này?
Thực tế cho thấy, nguồn IPv4 đang dần trở nên cạn kiệt do sự phát triển nhanh và mạnh của các dịch vụ, ứng dụng dựa trên mạng Internet. Do đó, phiên bản địa chỉ Internet mới IPv6 được thiết kế để thay thế cho phiên bản IPv4, với hai mục đích cơ bản là thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet và khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.
![]() |
IPv6 ra đời để giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn của IPv4 hiện nay. |
IPv6 - viết tắt của cụm "Internet Protocol version 6" (Giao thức mạng Internet thế hệ 6) - là một phiên bản của giao thức liên mạng (IP) nhằm mục đích nâng cấp giao thức mạng Internet phiên bản 4 (IPv4) hiện đang truyền dẫn cho hầu hết lưu lượng truy cập Internet nhưng đã hết địa chỉ.
Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bit, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu ::, ví dụ 2001:0DC8::1005:2F43:0BCD:FFFF. Với 128 bit chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2.128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet, và đây là một sự gia tăng khổng lồ so với 232 địa chỉ của IPv4 có 32 bit chiều dài.
Ưu điểm của IPv6
IPv6 cũng có cấu trúc định tuyến tốt hơn với thiết kế phân cấp hoàn toàn. Phiên bản địa chỉ Internet mới này cũng hỗ trợ tốt hơn Multicast (Multicast là một tùy chọn của địa chỉ IPv4), tuy nhiên khả năng hỗ trợ và tính phổ dụng chưa cao. Quan trọng hơn cả là IPv6 hỗ trợ tốt hơn cho di động phù hợp với xu hướng hiện nay. Ngoài những điểm mạnh này thì IPv6 còn có những ưu điểm chủ đạo sau:
Tình hình mạng IPv6 tại Việt Nam
Trước tình hình cạn kiệt IPv4, ngày 6/01/2009, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định thành lập Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia. Ngày 29/03/2011 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Kế hoạch hành động Quốc gia về IPv6" với các định hướng, xác định các mục tiêu, lộ trình cụ thể chuyển đổi sang IPv6 của quốc gia là cơ sở để các doanh nghiệp Internet xây dựng kế hoạch chuyển đổi, ứng dụng IPv6 phù hợp với tình hình thực tế và mạng lưới của đơn vị mình.
Lộ trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cho Internet Việt Nam được chia thành ba giai đoạn:
1. Giai đoạn chuẩn bị (Từ 2011 đến 2012):
2. Giai đoạn khởi động (Từ 2013 đến 2015):
3. Giai đoạn chuyển đổi (Từ 2016 đến 2019):
IPv6 cho mạng di động tại Việt Nam
Tại Việt Nam, MobiFone cho biết nhà mạng này đang rất cần IPv6 để phục vụ nhu cầu phát triển dịch vụ như dịch vụ truyền hình, dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ thuê kênh riêng, dịch vụ 3G, 4G LTE... Tuy nhiên, khó khăn của MobiFone là vừa tách khỏi VNPT nên số lượng dải địa chỉ IPv4 public được cấp ít hơn nhiều so với các nhà mạng khác. Theo lộ trình, MobiFone sẽ bắt đầu chuyển đổi từ giữa năm 2016 và hoàn thiện dịch vụ, công nghệ vào giữa năm 2020. Khi đó, toàn bộ hạ tầng mạng VMS sử dụng IPv6, cung cấp đầy đủ các ứng dụng, dịch vụ trên nền IPv6.
VinaPhone cũng xác nhận đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc triển khai IPv6 cho các dịch vụ hiện tại cũng như dịch vụ 4G LTE, dù tài nguyên IPv4 Public của mạng này vẫn đảm bảo duy trì và phát triển dịch vụ đến hết năm 2019. VinaPhone dự định chuyển đổi lên IPv6 từng bước theo giai đoạn, song song với việc duy trì sử dụng tài nguyên IPv4. Việc chuyển đổi sẽ được tiến hành từ nửa cuối năm 2015 và đến giữa năm 2020 thì cung cấp dịch vụ toàn trình IPv6.
Riêng nhà mạng Viettel hiện tại còn gặp một số khó khăn số khó khăn khi triển khai IPv6 như các website hỗ trợ IPv6 ở VN còn rất ít (15 website), Toàn bộ máy chủ VAS của Viettel chưa hỗ trợ IPv6 (mobileTV, Tiin, vfun, imuzik...), nhiều thiết bị đầu cuối chưa hỗ trợ IPv6 cho 3G... Tuy vậy, hạ tầng của Viettel cũng đã sẵn sàng và từ giữa 2016 sẽ tiến hành triển khai chuyển đổi IPv6 cho khách hàng 3G, cũng như triển khai IPv6 trên mạng 4G LTE.
chuyển sang IPv6, IPv6, mạng Internet