(PCWorldVN) Giải pháp hạ tầng CNTT định nghĩa bởi phần mềm của Hitachi giúp khách hàng đơn giản hóa hệ thống CNTT và giải phóng dữ liệu không bị phụ thuộc vào phần cứng và địa điểm.
Ngày nay, doanh nghiệp phải đối diện với rất nhiều thách thức khi đề cập về lưu trữ dung lượng lớn bởi thông tin liên tục bành trướng và cần thời gian hoạt động liên tục, từ đó tạo ra môi trường dữ liệu phức tạp, chi phí tăng nhanh.
Ngoài ra, một thách thức khác là các nền tảng bên thứ 3 tập trung xung quanh Big Data, mảng kinh doanh mạng xã hội, di động và xây dựng CNTT như một dịch vụ (ITaaS) thông qua điện toán đám mây.
Đại diện Hitachi ngày 27/5 cho biết, cách tiếp cận theo kiến trúc nền tảng phần mềm sẽ giúp đơn giản hóa các hoạt động thông qua hình thức tự động hóa, tạo tính linh động cho môi trường kinh doanh nhờ cách tận dụng tối đa tài nguyên hiện có.
Đại diện Hitachi giới thiệu giải pháp hạ tầng CNTT như một dịch vụ. |
Những giải pháp mới do Hitachi cung cấp được thiết kế để giúp khách hàng có thêm nhiều khả năng truy cập dữ liệu thông qua các nền tảng ảo hoá, siêu hội tụ và scale-out, để từ đó tăng tốc lộ trình xây dựng hạ tầng CNTT như một dịch vụ (ITaaS), nhờ các kiến trúc hướng ứng dụng, định nghĩa bởi phần mềm,
Để khai thác hiệu quả hạ tầng CNTT định nghĩa bởi phần mềm, công nghệ phải đơn giản hóa quy trình vận hành thông qua tự động hóa, tích hợp sâu hơn để truy cập tốt hơn đến các loại thông tin, và cải thiện tính linh động bằng cách chuyển các tài sản cố định thành các tài nguyên dùng chung.
Về cơ bản, giải pháp Hitachi Data Systems đáp ứng những mục tiêu đó với các công nghệ sau:
Đại diện Hitachi cho biết, giải pháp Hitachi Data Systems mang đến cho các đối tác khả năng thích ứng nhiều chiến lược quan trọng nhằm hướng tới môi trường IoT, phát triển các giải pháp thống nhất cho chính phủ, bệnh viện, giao thông, an ninh, truyền thông...
Bên cạnh đó, giải pháp Hitachi Data Systems củng cố hơn nữa tính năng sao lưu và phục hồi hiện thời bằng cách tự động hóa chế độ bảo vệ dữ liệu và tạo các bản sao lưu lưu trữ. Công cụ/nền tảng Hitachi Data Instance Director (HDID) sẽ giúp đơn giản hóa việc bảo vệ dữ liệu thông qua tự động hóa và đồng bộ với các bản snapshot lưu trữ của Hitachi, kèm thêm các công nghệ clone và sao chép, có khả năng bảo vệ liên tục và sao lưu liên tục trong một nền tảng đơn.
Ngoài ra, Hitachi SVOS (Storage Virtualization Operating System) chạy trên các hệ thống lưu trữ của Hitachi đã được trang bị trên dòng VSP tầm trung, có tính năng ảo hoá lưu trữ toàn bộ, cho phép khách hàng di dời dữ liệu toàn vẹn giữa các giải pháp và giảm thời gian di dời từ các hệ thống lưu trữ khác nhau.
công nghệ lưu trữ, dịch vụ lưu trữ, điện toán đám mây, Hitachi, ITaaS