(PCWorldVN) Thời gian sử dụng điện thoại di động là dấu hiệu giúp chẩn đoán xem liệu một người có mắc phải chứng bệnh trầm cảm không.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Northwestern Feinberg (bang Illinois, Mỹ) vừa được xuất bản trên tạp chí Journal of Medical Research Internet cho thấy những người mắc chứng trầm cảm sẽ tốn thời gian sử dụng các tiện ích trên smartphone nhiều hơn 4 lần so với người thường.
Tác giả của đề tài nghiên cứu trên là giáo sư tâm lý học David Mohr đã tiến hành phân tích các địa điểm qua hệ thống GPS và thời gian sử dụng điện thoại của 28 cá nhân (20 nữ và 8 nam giới, độ tuổi trung bình 29) trong hơn hai tuần. Các cảm biến theo dõi vị trí GPS mỗi năm phút.
Ảnh minh họa. |
Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian dành cho sử dụng điện thoại càng cao thì càng có nhiều khả năng là người dùng đang chán nản. Thời gian sử dụng trung bình hằng ngày của bệnh nhân trầm cảm là khoảng 68 phút, trong khi đối với người dùng bình thường là khoảng 17 phút.
Dành phần lớn thời gian ở nhà cũng liên quan đến trầm cảm, hay có một lịch trình thường xuyên rời nhà và đi làm việc tại các thời điểm khác nhau mỗi ngày cũng liên quan đến trầm cảm.
Giáo sư David Mohr cho biết, phương pháp chẩn đoán của ông có độ chính xác khoảng 87 %.
điện thoại thông minh, Smartphone, tablet