Sản phẩm

Giới công nghệ vẫn chờ đợi điều bất ngờ từ Intel

(PCWorldVN) Lại thêm bộ xử lý Core i5 và Core i7 khác xuất hiện, nhưng chỉ khác nhau 'cái đời'. Công bằng mà nói, Broadwell cũng chỉ nhỉnh chút đỉnh so với Ivy Bridge.

Đến nay, có vẻ như Intel đã làm cho "lưỡi" của người dùng nhạt đi, nhất là với giới đam mê máy tính. Đã 4 năm qua, từ khi CPU Sandy Bridge xuất hiện với kiến trúc vô cùng hấp dẫn, đó là những tập lệnh xuất sắc trên mỗi xung nhịp, đó là tiêu tốn điện năng thấp và có thể ép xung rất nhiều.

Kể từ đó đến nay, dòng CPU cho máy tính bàn tầm phổ thông của Intel chỉ cứ nhích được chỗ này một chút, lại nhích thêm chỗ kia một chút, không tạo được một bước nhảy thực sự nào.

Chúng ta đã đi qua những "đời" Ivy Bridge, Haswell, Devil's Canyon và bây giờ là Broadwell.

Mỗi lần một dòng CPU mới xuất hiện, chúng ta lại tiếp tục đón nhận cái từ tương tự, như chip Core i5 4 nhân, hay chip Core i7 4 nhân, có thêm chút cache và hỗ trợ thêm vài luồng Hyper-Threading nữa.

Chúng ta cũng từng thấy có một "cú nhảy" về xung nhịp đồng hồ, nhưng cú nhảy ấy dường như cũng biến mất trong dòng Broadwell này. Cũng sẽ chẳng có gì khiến cộng đồng ngạc nhiên nếu Skylake mà Intel dự kiến sẽ tung ra cuối năm nay cũng chỉ nhỉnh hơn Broadwell một chút.

Nhưng có thể Skylake đưa ra một thứ mới mẻ đôi chút, đó là hỗ trợ bộ nhớ DDR4.

Bộ xử lý Intel vẫn là Core i3, i5, i7, chỉ khác nhau "tên đời".

Nhưng những điều nói trên chỉ dành cho dòng CPU tầm phổ thông. Intel cũng có những CPU mạnh mẽ, như CPU 8 nhân và 6 nhân, nằm trong dòng socket LGA2011 của hãng. Điều đáng nói là dòng CPU này cực kỳ đắt đỏ đối với người dùng thông thường. Intel đã tung ra chip 6 nhân có tên mã là Gulftown hồi năm 2010, nhưng đáng ngạc nhiên là kiến trúc ấy đến nay vẫn chưa được áp dụng cho dòng CPU tầm phổ thông.

Thật khó cho chúng ta phải thốt lên trầm trồ rằng CPU mới thật là tuyệt, bởi vì Intel chỉ "nhích" mà không "nhảy" trong suốt 4 năm trở lại đây.

Để so sánh, cách nay 4 năm, CPU đơn nhân Intel Northwood Pentium 4 và Core 2 QX6700 4 nhân khác nhau một trời một vực. Cho dù bạn có ép xung con Pentium 4 ấy đến mức tối đa thì cũng không thể nào bắt kịp với QX6700. Nhưng nay, bạn có thể ép xung CPU Sandy Bridge lên mức xung nhịp bằng với chip Devil's Canyon.

Mặt khác, những bước nhích này của Intel không phải lúc nào cũng là tin buồn. Điều ấy có nghĩa là chúng ta không phải thay đổi CPU thường xuyên, kể cả bo mạch chủ cũng vậy. Thay vào đó, chúng ta có thể tập trung nâng cấp cho GPU, màn hình độ nét cao hơn, ổ SSD dung lượng lớn hơn và nhiều thứ linh tinh khác, thay vì bỏ tiền bán tháo con Ivy Bridge để nâng cấp lên Devil's Canyon.

Nhưng với giới mê máy tính thực sự, Intel đã cướp đi của họ sự háo hức trông chờ một CPU mang tính đột phá. Rõ ràng Intel đã có vài tiến bộ trong việc đưa khả năng xử lý đồ họa vào CPU, thêm chút tiết kiệm điện năng. Đó là những yếu tố tuyệt vời để lắp ráp một chiếc mini PC.

Thực sự, Iris Pro trông tựa như APU (có nhân đồ họa) của AMD, nhưng thực tế là có ai lại đi mua một CPU để bàn 4 nhân không khóa hệ số ép xung để chạy với một chip đồ hoạ tích hợp bên trong CPU ấy.

Nhưng rõ một điều rằng AMD vẫn chưa đủ "lực" để thách thức, để thúc Intel chỉ với kiến trúc AMD64 hoàn hảo của họ. Đâu đó vào năm tới, có thể đó là kiến trúc Zen mới của AMD hy vọng gây được khó khăn cho Intel, nhưng còn hiện tại, Intel vẫn cứ tiếp tục "nhích".

Về quy trình sản xuất, chúng ta đã thấy Intel thu nhỏ từ 32nm của Sandy Bridge xuống còn 14nm của Broadwell, và có thể chúng ta thấy được chút ích lợi của việc thu nhỏ quy trình này. Người dùng dư dả tiền bạc có thể muốn dùng nền tảng LGA2011 nhưng với thị trường phổ thông, Intel lại tiếp tục cho thấy "vũng lầy" của họ và lộ trình sản phẩm không gì mới mẻ. Intel cần cho người dùng một lý do gì đó thật thực tế để nâng cấp CPU.

PCWorld

bộ xử lý, Broadwell, CPU, ép xung, hướng dẫn ép xung, Intel, kinh doanh, máy tính để bàn, Skylake


© 2021 FAP
  2,412,239       2/1,170