Sản phẩm

Windows đi đâu về đâu?

(PCWorldVN) Số lượng PC Windows bán ra đã bị thiết bị iOS vượt mặt. Đó là điều không ngoài dự đoán. Điều quan tâm là Microsoft đã để lại gì cho chúng ta và họ sẽ mang lại điều gì khác nữa?

2015 là năm đánh dấu 20 năm Microsoft Windows 95 ra đời, có lẽ cũng là khoảng thời gian để chúng ta nhìn lại những gì mà hệ điều hành Windows nói chung để lại cho thế giới. Không phải bởi vì Microsoft vừa mới tung ra Windows 10, nhưng bởi vì tầm ảnh hưởng của PC chạy nền tảng Windows đã thay đổi cách con người chúng ta làm việc trong suốt 2 thập kỷ vừa qua. Nhưng có thể đây là khoảng thời gian thay đổi cái cách mà Windows ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất, khi mà lượng thiết bị chạy iOS đang bắt kịp và vượt qua lượng PC chạy Windows.

Dĩ nhiên, ai cũng thừa biết lượng PC bán ra trên toàn cầu đang giảm dần, còn thiết bị iOS đang lớn dần, đang tạo sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng hơn. Còn lượng PC bán ra đạt “đỉnh” vào năm 2011, kể từ đó giảm dần cho tới nay, giảm một cách rất “đều”.

Windows 95 từng giúp thị trường PC tăng trưởng 23% ngay trong năm đầu xuất hiện.

Tuy vậy, trong một thế giới công nghệ thay đổi chóng mặt như hiện nay thì sản lượng bán ra tăng/giảm “đều” không thực sự là tốt.

Mặc dù Windows 10 vừa xuất hiện nhưng các nhà kinh tế dự đoán sản lượng PC vẫn giảm đều ở mức 2%. Tóm lại, Windows không còn đủ sức để lôi kéo người dùng như Windows 95 trước đây nữa. Tại sao? Và tương lai của PC chạy Windows sẽ như thế nào.

Microsoft thời xưa

Trước khi hướng đến tương lại, chúng ta hãy nhìn một chút về quá khứ. Một tờ báo công nghệ từng viết rằng: “Windows 95 công bố lúc nửa đêm nhưng các cửa hàng máy tính vẫn mở cửa bán”. Lúc ấy, Windows 95 ra đời giống như trường hợp Apple tung ra iPhone mới, có người xếp hàng cả đêm để chờ cửa hàng mở cửa để trở thành người sở hữu iPhone mới đầu tiên vậy. Tờ New York Times lúc ấy từng viết về một chàng trai trẻ, vào ngày 24/8/1995 đã đứng chờ cả đêm trước cửa hàng CompUSA ở Manhattan để mua được bộ đĩa mềm Windows 95. Năm đầu tiên sau khi Windows 95 xuất hiện, lượng PC tăng 23%.

Tương lai mờ mịt của Windows khi hướng đến nền tảng di động

Một trong những sai lầm lớn nhất của Microsoft là khi còn ở những ngày huy hoàng, họ đã đánh giá thấp tầm quan trọng của điện thoại thông minh và thiết bị di động khác. Kết quả là họ hoàn toàn chậm chân trong việc phát triển những sản phẩm, dịch vụ và nền tảng cho loại thiết bị này, dẫn đến Windows bây giờ phải phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị. Dù vậy, đây không phải là tình huống hoàn toàn tiêu cực cho Microsoft vì Windows vẫn còn là hệ điều hành phổ biến nhất trên PC, và nhiều doanh nghiệp vẫn gắn chặt với nền tảng này.

Cuối năm nay, Microsoft đưa Windows 10 Mobile lên thiết bị di động. Còn hiện tại, Windows 10 Mobile được xem là hậu duệ của Windows Phone 8.1, vẫn có rất ít ảnh hưởng trên thị trường, cho thấy sự lẻ loi, yếu đuối của hệ sinh thái ứng dụng Windows so với của iOS. Nhưng Micorosoft đã nhận ra điều này và vì vậy, họ đã tránh sự chú ý của cộng đồng và né không dồn hết tài nguyên vào thị trường điện thoại thông minh.

Một nhà phân tích ở IBTimes cho rằng bây giờ, Microsoft thuyết phục người dùng sử dụng Windows 10 trên những thiết bị khác nhau, và với dịch vụ có thể chạy đa nền tảng. Rất có thể Microsoft sẽ tập trung vào doanh nghiệp, cho doanh nghiệp thấy được nền tảng của họ có thể chạy ứng dụng đa nền rất tốt. Vì vậy, có thể Windows 10 Mobile sẽ thành công dựa trên sự phổ biến của Windows 10 cho PC.

Khác biệt lớn nhất giữa thiết bị iOS và Windows PC

Có vài lý do quan trọng tại sao thiết bị iOS vượt mặt về sản lượng bán ra so với PC Windows, nhưng không phải mọi lý do đó thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến chính Windows. Một là điện thoại thông minh có xu hướng cập nhật thường xuyên hơn PC, nhất là vì mục đích tiết kiệm pin, như game hay nhạc phim trực tuyến. Còn bộ Microsoft Office vẫn hiện diện trong rất nhiều doanh nghiệp nên chúng rất ít cập nhật, có khi 1 năm chỉ cập nhật 1 lần.

Điều này lý giải cho việc tại sao bộ ứng dụng này được cài trên khoảng 1,5 tỷ máy tính, hơn rất nhiều so với trên thiết bị iOS. Chúng ta cũng thấy rõ điều này khi tính phổ biến của iOS phần lớn dựa vào sản lượng của mỗi iPhone. iPad đang bị giảm số.

Chúng ta lúc nào cũng mang điện thoại bên người. Theo lẽ tự nhiên, chiếc điện thoại dần trở thành một thiết bị cá nhân, mang tính cá nhân hơn PC, do đó người dùng cảm thấy điện thoại là vật cá nhân, thân thuộc hơn chiếc PC, và máy tính bảng cũng mang tính cá nhân như điện thoại, cho dù sản lượng của tablet có giảm đi.

Windows PC giảm nhưng không bị loại

Cho dù Bloomberg Intelligence dựa trên số liệu của IDC, dự báo rằng thị trường PC cứ 12 tháng, giảm 2% kể từ Windows 10 xuất hiện vào ngày 29/7 vừa qua, nhưng điều này không có quá nhiều ý nghĩa với tương lai của PC nền Windows.

Giống như Windows 8 là có thể chay được trên nhiều thiết bị khác nhau, nhưng Windows 10 không theo đuổi mục tiêu là phải trở thành nền tảng bắt buộc cho người dùng đang sử dụng nền tảng Windows. Microsoft đã khôn ngoan thu nhỏ lại mục tiêu để từng bước cạnh tranh với thị phần điện thoại thông minh của Apple. Tóm lại, với Windows 10, Microsoft phải làm mới lại, lấy lại sức mạnh như xưa, trong khi bước từng bước cẩn trọng vào lĩnh vực di động.

Vậy liệu PC chạy Windows có trở lại? Rất có thể. Nhưng cho dù điều gì xảy ra sắp tới đi nữa thì Apple luôn sẵn sàng đáp trả đối thủ dựa vào những lĩnh vực thế mạnh của họ, như Apple Music hay Apple Maps.

PCWorld

hệ điều hành, Microsoft, Windows 10, Windows 95


© 2021 FAP
  2,398,997       2/848