(PCWorldVN) Chỉ vài bước đơn giản, bạn có thể biết chính xác iPhone hay iPad sắp mua có bị khóa hay không để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Thời gian qua, có nhiều người mua iPhone hay iPad cũ (thậm chí cả thiết bị được quảng cáo là mới nhưng thực chất là máy cũ và được "tuốt" lại) gặp phải sự cố là bị khóa iCloud nên không thể sử dụng được máy.
"Khóa iCloud" thực chất là một cụm từ dễ hiểu để chỉ một chiếc iPhone hay iPad đã bị chính chủ nhân khóa sau khi bị mất, và chỉ có chủ nhân với mật khẩu đúng của tài khoản Apple ID đã đăng nhập vào chiếc máy này mới có thể mở khóa được. Nếu không, chiếc máy bị "khóa iCloud" sẽ trở thành một vật vô dụng với màn hình yêu cầu đăng nhập Apple ID của chủ nhân.
Màn hình yêu cầu mở khóa máy với tài khoản Apple ID của chủ nhân thực sự của máy. |
Tuy nhiên, nếu bạn phục hồi (Reset) máy thì chiếc máy này sẽ bị khóa trở lại.
Trường hợp này gọi là "khóa iCloud ẩn" và ít ai biết được, thậm chí người bán "đồ ăn cắp" này có nhiều cách để qua mặt người mua. Do đó, trước khi mua iPhone hay iPad cũ, bạn nên áp dụng cách sau để kiểm tra xem máy có bị khóa hay không, kể cả khóa thật hay khóa "iCloud ẩn".
- Trước tiên, bạn xem thông tin IMEI của máy, thường được in trên hộp sản phẩm, mặt sau lưng máy - trong trường hợp máy hết pin hoặc không vào được iOS hoặc kiểm tra thông tin này ngay bên trong iOS. Nếu trường hợp vào được giao diện iOS, bạn vô Settings > General > About và ghi lại dãy số IMEI (bạn cũng có thể ghi lại dãy số Serial Number). Bạn cũng có thể bấm lệnh *#06# từ bàn phím nghe gọi để lấy thông tin số IMEI.
Ghi lại thông tin IMEI của máy. |
Nhập dãy số IMEI hoặc Serial Number của iPhone/iPad vào khung kiểm tra "Check Activation Lock Status". |
Nếu trạng thái OFF thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm, nhưng cũng cần "Reset" lại iOS và đăng nhập tài khoản của mình cho chắc chắn, sau đó hãy thanh toán.
Trạng thái khóa iCloud của iPhone/iPad. |
Apple, iCloud, iOS, iPad, iphone, khóa iCloud