Sống khỏe

Philippines dọa chiến tranh nếu Bắc Kinh vượt ‘lằn ranh đỏ’

TTO - Philippines khẳng định việc Trung Quốc tìm cách khai thác dầu khí đơn phương ở Biển Đông là một trong những vấn đề mà Tổng thống Duterte "không thể chấp nhận".

Philippines dọa chiến tranh nếu Bắc Kinh vượt ‘lằn ranh đỏ’ - Ảnh 1.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte duyệt đội danh dự tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập Hải quân Philippines hôm 22-5 - Ảnh: REUTERS

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cảnh báo Trung Quốc rằng Manila sẽ sẵn sàng đi tới chiến tranh vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

Ông Cayetano cho biết Philippines đã thông báo cho Trung Quốc về "lằn ranh đỏ"', hay các hành động mà Manila không chấp nhận ở Biển Đông, bao gồm hoạt động xây dựng ở bãi cạn Scarborough.

Ông Cayetano nhấn mạnh trong số các vấn đề liên quan tới lãnh thổ đã được thảo luận với Trung Quốc là việc khai thác dầu và khí đốt ở vùng biển tranh chấp.

"Không ai được phép tự ý khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó. Ngài tổng thống đã tuyên bố rằng nếu bất cứ ai lấy các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở biển Tây Philippines, ông ấy sẽ tuyên bố chiến tranh" - Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano ngày 28-5 cho biết.

Biển Tây Philippines là tên gọi được Manila dùng để chỉ vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 370km của Philippines ở Biển Đông, theo tờ Inquirer.

Ông Cayetano cho biết Philippines và Trung Quốc đã trao đổi về vấn đề tranh chấp chủ quyền từ năm 2017. Trong số này có việc Bắc Kinh xây dựng các công trình trên bãi cạn Scarborough hoặc dỡ bỏ tàu hải quân mắc cạn của Philippines tại bãi Cỏ Mây.

Ông Cayetano khẳng định binh sĩ Philippines sẽ không bị cản trở khi tiến hành hoạt động tiếp tế hoặc sửa chữa các cơ sở, chẳng hạn một đường băng, trên các thực thể ở Biển Đông.

Philippines dọa chiến tranh nếu Bắc Kinh vượt ‘lằn ranh đỏ’ - Ảnh 2.

Ảnh chụp vệ tinh hôm 12-5 của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ cho thấy Trung Quốc đã triển khai một số hệ thống vũ khí mới tới đảo Phú Lâm, trong đó có một máy bay chiến đấu J-11 - Ảnh: REUTERS

Giới chỉ trích và nhóm cánh tả đã chỉ trích ông Duterte vì không công khai cảnh báo đối với các động thái gần đây của Trung Quốc, trong đó có việc lắp trái phép các tên lửa trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như không yêu cầu Trung Quốc tuân theo phán quyết được Tòa trọng tài thường trực (PCA) đưa ra hồi năm 2016.

Đáp trả lại những chỉ trích này, Ngoại trưởng Cayetano nói rằng: "Đối với những ai luôn miệng nói ‘hãy gửi công hàm phản đối’, thì việc chúng tôi nói rằng ‘chúng tôi đang thực hiện mọi biện pháp ngoại giao’ có ý nghĩa gì?".

"Vào thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ chứng minh các bạn đã sai vì không có gì là bí mật mãi mãi. Một khi chúng tôi giải mật tất cả mọi thứ và đạt được các mục đích của chúng tôi trong tương lai, bạn sẽ thấy rằng Bộ Ngoại giao đã làm không thiếu thứ gì, từ hành động ngoại giao, công hàm cho đến phản đối bằng tuyên bố" - ông Cateyano giải thích.

Tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập Hải quân Philippines hôm 22-5, lãnh đạo Hải quân Philippines, phó đô đốc Robert Empedrad đã kêu gọi cần phải nâng cao năng lực của Hải quân Philippines để Manila có thể bảo vệ vùng biển của nước này.

Khi tàu chiến Mỹ đến Biển Đông Khi tàu chiến Mỹ đến Biển Đông Trung Quốc nói Mỹ ‘khiêu khích’ khi đưa tàu chiến vào Biển Đông Trung Quốc nói Mỹ ‘khiêu khích’ khi đưa tàu chiến vào Biển Đông Mỹ điều tàu chiến thách thức Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ điều tàu chiến thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,291,790       3/1,538