Sống khỏe

Giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên có thể mất tới 15 năm

TTO - Ông Siegfried S. Hecker, nhà khoa học Mỹ duy nhất cho tới nay đã tận mắt quan sát cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên, cho rằng quá trình giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên có thể mất tới 15 năm.

Giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên có thể mất tới 15 năm - Ảnh 1.

Tiến sĩ Siegfried S. Hecker - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo báo New York Times, trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang khẩn trương triển khai các cuộc thương thuyết với Triều Tiên để tiến tới "quá trình phi hạt nhân hóa nhanh chóng", ông Hecker, một cố vấn cấp cao của chính phủ liên bang, cảnh báo quá trình giải trừ hạt nhân, nếu thực sự diễn ra, sẽ khá lâu dài, có thể lên tới 15 năm.

Tiến sĩ Hecker, giáo sư ĐH Stanford, cho rằng điều tốt nhất nước Mỹ có thể hy vọng là một quá trình giải trừ hạt nhân được tiến hành theo từng giai đoạn, sau khi giải quyết trước hết những phần nguy hiểm nhất của chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Các bước giải trừ vũ khí hạt nhân và khung thời gian thực hiện này đã được trình bày trong một báo cáo nghiên cứu mới do ông Hecker cùng hai cộng sự tại Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế của ĐH Stanford tham gia thực hiện.

Khung thời gian ước tính về quá trình giải trừ hạt nhân của Triều Tiên theo đề xuất của TS Hecker hoàn toàn trái ngược với những gì mà chính quyền Mỹ thoạt tiên yêu cầu.

Trong lúc này, hai phái đoàn của Mỹ, một ở Singapore và một ở Triều Tiên, đang nỗ lực triển khai các bước chuẩn bị cho cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra ngày 12-6 tại Singapore hoặc có thể sau đó.

Phái đoàn Mỹ tại Singapore đang thảo luận những vấn đề hậu cần cho cuộc gặp. Phái đoàn ở Triều Tiên do ông Sung Kim dẫn đầu đang bàn bạc tại khu DMZ ở biên giới Hàn - Triều với đoàn Triều Tiên về những nội dung có thể được nêu ra trong thông cáo chung sau cuộc gặp thượng đỉnh.

TS Hecker cho biết sở dĩ ông công khai công trình nghiên cứu của ĐH Stanford là vì muốn gợi mở trước sự thảo luận về một chủ đề phức tạp sẽ là tâm điểm trong cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Singapore tới đây, nếu cuộc gặp đó diễn ra.

Theo ông Hecker, tiến trình giải trừ hạt nhân tại Triều Tiên sở dĩ không thể nhanh được là bởi: "Chúng ta đang nói về hàng chục địa điểm, hàng trăm tòa nhà và hàng ngàn con người".

Cũng theo ông, mấu chốt để tháo dỡ khu tổ hợp hạt nhân bao trùm trên một khu vực rộng lớn, có từ 6 thế kỷ trước, là phải "thiết lập một quan hệ khác với Triều Tiên, quốc gia mà nền tảng an ninh của họ còn dựa trên nền tảng một điều gì đó nữa chứ không chỉ là vũ khí hạt nhân".

Vì sao lãnh đạo hai miền Triều Tiên nhanh chóng gặp lại nhau? Vì sao lãnh đạo hai miền Triều Tiên nhanh chóng gặp lại nhau?

TTO - Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ rằng ông và lãnh đạo Kim Jong Un gặp nhau bất ngờ sau đề nghị của ông Kim về cuộc gặp "không cần theo nghi thức nào cả".

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,291,371       1/1,537