TTO - Trào lưu chụp ảnh “Chuyện 69” bằng smartphone khi ghi lại vẻ đẹp tương phản ánh sáng vào 6g sáng và 9g đêm, sau đó ghép lại với nhau đang được nhiều bạn trẻ hưởng ứng nồng nhiệt. Với Galaxy S9, không khó để có được những bức ảnh độc đáo này.
Trang bị camera khẩu độ kép với độ mở ống kính tối đa f/1.5, bộ đôi điện thoại thông minh Galaxy S9/S9+ được xem là chiếc điện thoại hỗ trợ tốt nhất cho trào lưu chụp ảnh này.
Bởi trong điều kiện ánh sáng yếu của buổi tối, công lực của khẩu độ f/1.5 đã phát huy hết để giúp bức ảnh vẫn sắc nét, các chi tiết vẫn rõ ràng, độ sâu trường ảnh vẫn tốt, và ban ngày, với ánh sáng tốt, camera tự động chuyển về khẩu độ f/2.5 cho ra những bức ảnh phong cảnh rực rỡ mà không bị chói sáng, cân bằng màu sắc và ánh sáng rất tốt dù trong những điều kiện ánh sáng phức tạp.
Trên các trang mạng xã hội, khi các nhiếp ảnh gia, các bạn trẻ đưa lên tường bức ảnh chụp theo phong cách "chuyện 69" chụp bằng điện thoại Galaxy S9 đều được bạn bè trầm trồ khen về ý tưởng độc đáo.
Tòa nhà bưu điện TP.HCM dù được chụp trong hai khung giờ khác nhau nhưng đều rất đẹp - Ảnh: NHỰT HÙNG
Và cũng rất nhiều người sau đó tò mò muốn biết, làm thế nào để có thể đưa ngày và đêm vào cùng một bức ảnh để thấy được sự tương phản này. Có cả sự suy đoán đây là một ứng dụng trên điện thoại.
Bạn bè của facebooker Dinh Hang đã tưởng bức ảnh này được tạo nên bằng ứng dụng điện thoại
Theo biên tập viên ảnh T.T.D để chụp ảnh theo phong cách Chuyện 69, đầu tiên phải lưu ý về điều kiện ánh sáng, có những nơi ban ngày rất đẹp nhưng ban đêm lại hoàn toàn không có ánh sáng thì không thể nào chụp được, chẳng hạn như những thắng cảnh hoang sơ, núi rừng, bến sông về đêm.
Do vậy, dễ nhất để chụp ảnh theo phong cách này là chọn một công trình kiến trúc có nhiều đèn hoặc ánh sáng chiếu rọi vào buổi tối để thấy được cả nét đẹp lung linh về đêm.
Tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM là một kiến trúc có thể chụp rất đẹp ở mọi khung giờ. - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhiếp ảnh gia Phạm An Dương lưu ý thêm điểm quan trọng là xác định vị trí chụp để ảnh buổi sáng và ảnh buổi tối phải trùng khớp, khi ghép lại mới đẹp. Để xác định vị trí chụp, phải đánh dấu vị trí đứng chụp, canh góc máy theo vị trí chọn sẵn.
Quận 1, TP.HCM nhìn từ phía Thủ Thiêm theo phong cách Chuyện 69 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Để hoàn thành bức ảnh chụp quận 1, nhìn từ phía Thủ Thiêm theo phong cách Chuyện 69, tác giả đã dùng một viên gạch đặt để đánh dấu vị trí chụp vì góc đứng này này là một bãi đất hoang với cỏ mọc cao quá đầu gối, rất khó tìm vị trí, nhất là ban đêm.
Với bức ảnh này, điểm dấu của tác giả là một ô hoa văn trên lan can cầu Thủ Thiêm. - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Để tạo ra những bức ảnh Chuyện 69 lạ hơn nữa, người dùng cũng có thể dùng các ống kính gắn ngoài cho điện thoại, chẳng hạn như trong bức ảnh dưới đây, tác giả đã chụp bằng ống kính mắt cá để thu trọn vẹn tòa nhà và con đường Nguyễn Hữu Cảnh từ góc chụp trên cầu vượt.
Phong cách Chuyện 69 lạ hơn khi chiếc điện thoại được gắn thêm ống kính mắt cá - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sau khi đã chụp được những bức ảnh ưng ý, chép vào máy tính hoặc dùng những phần mềm xử lý ảnh trên điện thoại để ghép hai bức ảnh lại với nhau, tinh chỉnh một chút về màu sắc, độ tương phản, là xong tác phẩm "Chuyện 69", rất dễ phải không?
Hai bức ảnh chụp tòa nhà cũ trên đường Nguyễn Huệ ở hai khung giờ khác nhau
Sau khi được cắt và ghép lại
Đã trở thành bức ảnh Chuyện 69 hoàn thiện - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bí kíp để có bức ảnh "Chuyện 69" tưởng khó mà lại rất dễ phải không? Sau khi đọc bài này, bạn hãy xách máy lên và đi tìm những góc ảnh đẹp và kể lại những câu chuyện qua hình ảnh theo phong cách này và chia sẻ cùng bạn bè nhé.