Sống khỏe

Băn khoăn với quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang

TTO - Một số đại biểu băn khoăn nếu ghi rõ cảnh sát biển là lực lượng vũ trang của Việt Nam thì có thể gây nhiều khó khăn trong thực tiễn.

Băn khoăn với quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Cảnh sát biển - Ảnh: B.D

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) nói đến điều 4 trong dự thảo Luật Cảnh sát biển: "Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang, lực lượng chuyên trách nòng cốt của Nhà nước trong việc thực bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển".

Điều này theo ông Tuấn là chưa hợp lý. Ông chỉ ra ở các nước, dù thực tế các lực lượng tuần duyên, hải cảnh đều do Bộ Quốc phòng đứng đằng sau, nhưng các nước này không thể hiện các lực lượng này là lực lượng vũ trang, thay vào đó là trực thuộc một cơ quan chuyên ngành về biển.

Dù vậy, các lực lượng này vẫn được trang bị vũ khí ở mức nhất định để thực thi công tác trên biển.

Đại biểu Tuấn lo rằng nếu ta ghi rõ như vậy trong dự luật - tức là công nhận cảnh sát biển là lực lượng vũ trang, quốc tế sẽ có những phản ứng không tích cực, các nước sẽ cho rằng Việt Nam đang sử dụng quân đội, lực lượng vũ trang để giải quyết các tranh chấp dân sự trên biển.

Ông Nguyễn Phương Tuấn cũng chỉ ra Luật Quốc phòng đã ghi rõ lực lượng vũ trang gồm 3 thành phần chính: quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ.

"Như vậy nếu ghi rõ rằng cảnh sát biển cũng là lực lượng vũ trang, coi đây là lực lượng của quân đội nhân dân Việt Nam là chưa phù hợp", đại biểu Ninh Bình nói.

"Tôi cho rằng nên thể hiện rõ rằng cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách đặc biệt của Nhà nước và là lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật trên biển Việt Nam. Cảnh sát biển có chức năng ngăn chặn theo thẩm quyền các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển Việt Nam".

Băn khoăn với quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn - Đà Nẵng. Ảnh: B.D

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) chia sẻ quan điểm này: "Tôi hiểu rằng ý của ban soạn thảo là muốn xây dựng như vậy để thuận tiện trang bị và xây dựng lực lượng này theo hướng tinh nhuệ, hiện đại để đáp ứng công tác thực thi pháp luật trên biển, nhưng phải hiểu rằng hoạt động của cảnh sát biển khác với tất cả các hoạt động khác".

Theo đại biểu Sơn, ngoại trừ ngư dân là lực lượng tương tác nội bộ, khi ra vùng biển đối tượng tương tác của cảnh sát biển hầu hết là những lực lượng bên ngoài, vùng biển nước ta trên thực tế lại đang nằm trong trạng thái rất nóng.

"Như vậy cảnh sát biển nếu được thừa nhận là lực lượng vũ trang có thể sẽ là cái cớ để các nước gây khó khăn cho Việt Nam. Chúng tôi mong một lời giải thích từ ban soạn thảo", đại biểu Đà Nẵng phát biểu.

Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam dự kiến được thảo luận tại hội trường ngày 8-6 tới.

Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang, có quyền bắt giữ tàu biển Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang, có quyền bắt giữ tàu biển

TTO - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch đã thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, chiều 22-5.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,425,351       1/961