Sống khỏe

Bộ Giáo dục đề nghị đổi 'học phí' thành 'giá dịch vụ đào tạo'

TTO - Trình bày trước Quốc hội sáng 30-5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học và đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

Bộ Giáo dục đề nghị đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Quochoi.vn

Theo bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tên gọi "giá dịch vụ đào tạo" được đề xuất trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác...

Tăng tính tự chủ đối với các trường đại học

Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Bộ Giáo dục đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.

Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách Nhà nước: Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng đề cập các vấn đề như cơ chế tự chủ, cơ chế quản lý tài chính với các trường đại học, thời gian đào tạo... Theo đó, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên và đầu tư) và cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, có Nghị quyết thông qua của hội đồng trường.

Bộ Giáo dục đào tạo cùng các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ trực tiếp thanh kiểm tra các hoạt động tài chính này.

Bộ Giáo dục đề nghị đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo - Ảnh 2.

Các đại biểu tại hội trường Quốc hội - Ảnh: B.D

Rút ngắn thời gian học đại học

Dự thảo sửa đổi luật xác định thời gian đào tạo tín chỉ trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích luỹ đối với mỗi trình độ được quy định trong khung trình độ quốc gia.

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.

Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là việc thay đổi về thời gian đào tạo đại học và sau đại học. Theo đề xuất, thời gian đào tạo đối với diện đại học sẽ kéo dài 3-5 năm học tập trung liên tục tùy theo ngành đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (so với quy định hiện hành là 4-6 năm).

Đối với những người tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, thời gian học tập do cơ sở đào tạo quyết định căn cứ vào kết quả học tập đã tích luỹ được công nhận; đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện 1-2 hai năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện 3-4 năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ...

Không nhất trí thay "học phí" bằng "giá dịch vụ đào tạo"

Trình bày thẩm tra dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học sau đó, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết đa số ý kiến đại biểu tán thành việc rút ngắn thời gian học, tuy nhiên cần làm rõ việc giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định thời gian đào tạo cụ thể đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học theo từng lĩnh vực, hình thức tổ chức đào tạo để bảo đảm tôn trọng tính tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.

Về "giá dịch vụ đào tạo", các đại biểu không nhất trí việc thay đổi thuật ngữ như thể hiện trong dự thảo luật sửa đổi.

Chiều nay các đại biểu sẽ thảo luận tại tổ về những nội dung sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.

Đề xuất bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm Đề xuất bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm

TTO - Theo Bộ GD-ĐT, nhu cầu thị trường lao động đã thay đổi, sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề gây lãng phí. Bởi vậy cần thiết phải bỏ quy định miễn học phí đối với sinh viên ngành này.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,281,735       3/1,481