Sống khỏe

Bé gái 1 tuổi bị tan máu cấp vì dùng lá lộc mại chữa táo bón

TTO - Bé gái Trần Thanh T. (1 tuổi, ở Phú Thọ) vừa vào Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) cấp cứu vì chứng tan máu cấp. Trước đó gia đình đã dùng lá lộc mại nấu cháo cho bé ăn để chữa táo bón.

Bé gái 1 tuổi bị tan máu cấp vì dùng lá lộc mại chữa táo bón - Ảnh 1.

Cây và lá lộc mại gia đình bé T. cung cấp - Ảnh: BVCC

Bé T. vào Bệnh viện Nhi T.Ư hôm 24-5 vừa qua trong tình trạng da xanh, mệt mỏi, chán ăn, sốt, xét nghiệm cho thấy huyết sắc tố hạ thấp ở mức 64g/lbilirubin máu toàn phần tăng cao. Bé được chẩn đoán ngộ độc lá lộc mại gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng.

TS Lê Ngọc Duy, phó trưởng Khoa Chống độc- cấp cứu, Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết từ đầu năm đến nay Khoa đã tiếp nhận hai trường hợp bị ngộ độc lá lộc mại. 

Bệnh nhi khi vào viện đã ở trong tình trạng nghiêm trọng do tan máu cấp dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng. 

TS Duy cũng cho biết trường hợp bé Trần Thanh T. có thêm tiền sử thiếu men G6PD, một bệnh di truyền thường gặp. 

Bệnh nhi ngộ độc lá lộc mại trên nền thiếu men G6PD thì tình trạng bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn trẻ bình thường khác. Nếu không kịp thời cấp cứu, trẻ có thể tử vong.

Theo gia đình bé T., do bé bị táo bón và gia đình đã dùng men tiêu hóa hỗ trợ một tuần mà chưa thấy hiệu quả nên sử dụng lá lộc mại để nấu cháo cho bé ăn. 

Lá lộc mại (có nơi gọi là lá mọi) là lá của cây lộc mại, loại cây cao 2-3 m mọc hoang dại. Y văn VN chưa có nghiên cứu về loại cây này. 

Do tác dụng nhuận tràng khi dùng liều nhỏ và tác dụng tẩy khi dùng liều lớn, người dân một số nơi mách nhau dùng lá này để chữa táo bón, kiết lỵ. 

Tuy nhiên, khi dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc. Các biểu hiện hay gặp sau khi ăn là nhịp tim nhanh, mệt yếu, da xanh, đau vùng ruột... 

​Táo bón ở trẻ em ​Táo bón ở trẻ em

Nhiều trẻ có thể đi cầu 2-3 lần một ngày, ngược lại có những trẻ chỉ đi cầu 2 lần trong một tuần và điều này gây ra nhiều ưu phiền cho các bậc phụ huynh.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,266,558       2/874