Sống khỏe

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan ứng dụng công nghệ Blockchain của Việt Nam

TTO - Nhiều tập đoàn nông nghiệp hàng đầu của Thái Lan đã bắt đầu triển khai dụng công nghệ blockchain do một startup trong lĩnh vực công nghệ của người Việt Nam phát triển để minh bạch hóa nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan ứng dụng công nghệ Blockchain của Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Vũ Trường Ca (giữa) ký kết hợp tác với các doanh nghiệp Thái Lan. - Ảnh: THANH PHI

Ngày 31-5, ông Vũ Trường Ca, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty startup Lina Network, cho biết một số doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan như AIM Thai Intertrade (tốp 15 thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây tươi), Chokchai (tốp 5 tập đoàn lớn của Thái Lan), S.I.A.M Food International (hàng đầu trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu nông thực phẩm tại Thái Lan)… đã bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ blockchain do Lina Network phát triển.

Trước đó, các doanh nghiệp nêu trên đã ký kết chính thức việc hợp tác với Lina Network tại Thái Lan. Lễ ký kết diễn ra chưa đầy một tháng sau khi các bên nêu trên ký biên bản hợp tác ghi nhớ (MoU) tại Diễn đàn nông nghiệp mùa xuân 2018 do Liên minh nông nghiệp và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 4-2018.

Công nghệ do Lina Network phát triển là một ứng dụng thực tế của công nghệ blockchain (công nghệ mới cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và phân phối minh bạch hóa nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Theo ông Vũ Trường Ca, ứng dụng Lina Network có 3 ưu điểm khi áp dụng vào thực tế của chuỗi cung ứng. Thứ nhất là khả năng hiển thị thông tin một cách minh bạch cho phép thể hiện chi tiết sản phẩm trong hệ thống đang ở đâu và ở trạng thái nào, tại bất kỳ thời điểm nào, ai đang nắm quyền lưu giữ sản phẩm đó.

Thứ hai là khả năng tối ưu hóa cho phép các bộ phận trong chuỗi cung ứng có thể nắm rõ tình hình khi sản phẩm đến nơi sẽ có trạng thái như thế nào và trong thời gian nào, qua đó tối ưu hóa được quy trình. 

Ví dụ, Toyota sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi hàng ngàn bộ phận linh kiện được di chuyển qua nhiều quốc gia, nhà máy trong thời gian thực để qua đó tối ưu hóa quá trình lắp ráp ô tô.

Thứ ba là dữ liệu trong blockchain là hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người trong chuỗi vận hành sản phẩm và được cập nhật gần như tức thời. Vì vậy, người dùng có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở bất cứ đâu.

IBM sử dụng blockchain để xác thực nguồn gốc trang sức

Mặc dù blockchain là một hệ thống đang hỗ trợ các loại tiền điện tử, công nghệ phân quyền này vẫn có thể được áp dụng đa dạng bên ngoài lĩnh vực nói trên.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,414,586       4/835