Sống khỏe

EU muốn làm việc với các địa phương Việt Nam chuyện gỡ 'thẻ vàng'

TTO - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Bruno Angelet đánh giá cao nỗ lực cấp trung ương của Việt Nam, song cho biết còn nhiều việc phải làm ở cấp địa phương để không tái diễn tình trạng thẻ vàng gây khó khăn cho xuất khẩu hải sản.

EU muốn làm việc với các địa phương Việt Nam chuyện gỡ thẻ vàng - Ảnh 1.

Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet (trái) bên cạnh đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary - Ảnh: DUY LINH

"Thẻ vàng của EU không phải là một biện pháp chế tài. Đó là sự cảnh cáo, buộc Việt Nam phải xem xét lại tình trạng và quy mô đánh bắt cá trái phép và không khai báo (IUU)", đại sứ Angelet chia sẻ.

Đại diện ngoại giao của EU đưa ra phát biểu trong cuộc họp báo ngắn chung với đại sứ Pháp tại Việt Nam trên tàu chỉ huy và đổ bộ Dixmude của Hải quân Pháp chiều 1-6. Việc hải sản Việt Nam bị tuýt còi đã ít nhiều khiến việc xuất khẩu hải sản vào thị trường châu Âu giảm sút.

Theo đại sứ Angelet, ngay sau khi bị EU gửi khuyến nghị và giơ "thẻ vàng", Việt Nam đã có các động thái tích cực nhằm cải thiện tình hình này, chẳng hạn thông qua Luật thủy sản sửa đổi hồi năm ngoái.

"Mới tuần rồi chúng tôi vừa làm việc với Việt Nam về vấn đề này. EU nhận thấy ở cấp trung ương của Việt Nam đã có những bước đi tích cực nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đánh bắt cá kiểu IUU.

Tuy nhiên, ở cấp độ địa phương vẫn còn rất nhiều việc phải làm và nó chưa thực sự khiến chúng tôi cảm thấy thỏa đáng. Chẳng hạn rất khó kiểm soát đội tàu đánh cá của các địa phương Việt Nam. Do vậy, EU mong muốn sẽ làm việc nhiều hơn về vấn đề IUU ở cấp địa phương", đại sứ Angelet bày tỏ mong muốn.

Quy định về IUU được EU ban hành vào năm 2008 và có hiệu lực năm 2010, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức này.

Theo quy định này, các quốc gia đánh bắt cá IUU sẽ bị phạt "thẻ vàng" cảnh cáo. EU sẽ xem xét án phạt này vào 6 tháng sau. Trong trường hợp các quốc gia nhận thẻ vàng mà không có biện pháp khắc phục phù hợp thì có nguy cơ nhận thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu thủy sản vào EU, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Tháng 10-2017, Việt Nam bị EU phạt vào thẻ vàng với lý do "hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp".

Tại Đông Nam Á, Campuchia đã bị nhận thẻ đỏ, Thái Lan và Philippines nhận "thẻ vàng" tương tự Việt Nam nhưng chỉ mới có Philippines được xóa thẻ.

Có thể gỡ thẻ vàng xuất khẩu thủy sản sang EU sau tháng 5 Có thể gỡ thẻ vàng xuất khẩu thủy sản sang EU sau tháng 5 Nhiều nỗ lực để EU gỡ Nhiều nỗ lực để EU gỡ 'thẻ vàng' với hải sản Việt Nam VASEP đề xuất các hoạt động khắc phục thẻ vàng IUU trước giờ VASEP đề xuất các hoạt động khắc phục thẻ vàng IUU trước giờ 'G’
Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,257,466       25/1,274