Sống khỏe

Lời giải nào cho bí ẩn Tam giác Bermuda?

TTO - Nếu muốn giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất thế giới, lý giải cho những mất tích kỳ bí tại Tam giác Bermuda, hãy theo chân các nhà khoa học lật lại lịch sử và giải mã vùng nước "quỷ" này.

Lời giải nào cho bí ẩn Tam giác Bermuda? - Ảnh 1.

Sau nhiều biến cố, vô số giả thuyết được đưa ra cho Tam giác Bermuda, từ kim tự tháp ngầm, người ngoài hành tinh, túi khí metan khổng lồ, sóng hạ âm, đến gần đây nhất là "bom không khí" từ những đám mây lục giác.

Tuy nhiên, tất cả chỉ quan tâm đến các hiện tượng siêu nhiên, dùng mô phỏng phán đoán vật lý hay hóa học để giải thích mà họ quên đi một yếu tố quan trọng nhất khi sự việc xảy ra.

Đó là Con Người!

Điều này được khẳng định mạnh mẽ khi chuyên gia vật lý Karl Kruszelnicki nhận định không có bí ẩn nào tồn tại ngay từ khi bắt đầu, hàng loạt vụ mất tích kỳ bí ở "Tam giác quỷ" Bermuda đều do lỗi của con người. Ông nói với news.com.au: "Khu vực gần xích đạo này có mật độ lưu thông dày đặc, ra vào Hoa Kỳ tấp nập nên tai nạn hàng hải và hàng không xảy ra không ít, đó là điều hiển nhiên".

Ông so sánh số lượng tàu thuyền và máy bay biến mất với lượng phương tiện lưu thông qua Tam giác "Quỷ" là không có gì đáng kể. Và theo dữ liệu thống kê của công ty bảo hiểm Lloyds và lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, con số mất tích trong Tam giác Bermuda giống như bất cứ vùng biển nào trên thế giới, nếu tính trên cơ sở tỷ lệ phần trăm.

Trung tá A. L. Russell thuộc lực lượng Tuần duyên Mỹ cũng có cùng quan điểm. 

Sau nhiều năm công tác, ông thấy rằng hai biến số "sức mạnh thiên nhiên" và "sai sót của con người" luôn góp mặt tích cực hơn những suy đoán giả tưởng. 

Giải biến Đội Bay 19

Ông Kruszelnicki mở đầu bằng việc phản biện lại những giả thuyết của Gaddis về phi đội mất tích trong điều kiện bay lý tưởng: "Đó không phải là thời tiết tốt, bởi có sóng cao đến 15m". 

thời, ông cho rằng trong đội bay chỉ có Trung úy Charles Taylor là một phi công thực sự có kinh nghiệm. Theo bản tường thuật, Lt Taylor bị mất phương hướng và nghĩ la bàn đã bị trục trặc, dẫn đến việc lầm tưởng vị trí đang ở trên chuỗi đảo Florida Keys phía tây nam của lục địa Hoa Kỳ. 

khi đó, theo phân tích thực tế của nhân viên mặt đất cho thấy anh ta ở phía đông nam, gần một hòn đảo ở Bahamas. Sự lạc lối vô tình đưa cả đội vào Đại Tây Dương, nơi có vùng nước sâu và khó phát hiện vật thể chìm. Về chiếc thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn, nó không hề biến mất mà thực chất bị nổ tung, một mảnh dầu và mảnh vụn đã được tìm thấy. 

Sau thảm họa, Hải quân Hoa Kỳ đã ngưng sử dụng các thủy phi cơ PBM-Mariner còn lại. Loại máy bay này đã giành được biệt danh đáng ngại là 'bình khí bay'.

Giải mã Tàu USS Proteus và USS Nereus

Theo nghiên cứu của Đô đốc hải quân Hoa Kì George van Deurs, nguyên nhân dẫn đến tai nạn của USS Proteus và USS là do các thanh dầm chịu lực cùa hai tàu chở quặng boxit đã bị ăn mòn bởi than axit.

Khi phải vận chuyển nặng, chúng dễ gãy hơn dẫn đến thân hai tàu bị gãy theo. Con tàu chìm đi nhanh chóng đến mức không kịp phát tín hiệu cấp cứu và mãi mãi năm lại vùng tam giác Bermuda này.

"Bê bối" hàng không

Thảm họa xảy ra với Star Tiger hay DC-3 được cho là có liên quan đến lỗi kỹ thuật nghiêm trọng khâu thiết kế kém an toàn của chiếc Avro Tudor IV. Vào thập niên 40-50, việc bay từ London đến Bermuda chưa phổ biến và đầy nguy hiểm.

Theo điều tra, trước khi đến Azores, Star Tiger đã có lỗi kỹ thuật về bộ phận sưởi ấm và la bàn dẫn đến việc bay ở độ cao thấp, làm cho nhiên liệu hao hụt nhanh chóng, khi có tình huống khẩn cấp xảy ra hay gặp gió trái chiều, máy bay dễ bị mất độ cao và lao xuống biển.

Vào thời điểm này, chỉ có Hãng hàng không British South American Airways (BSAA) thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương qua "Tam giác quỷ" Bermuda bằng chiến đấu cơ được chuyển đổi thành dân dụng và vốn nổi tiếng là kém an toàn. 

 "Sự chắp vá rời rạc của hệ thống máy bay. Từ hệ thống thủy lực, điều hòa không khí, đến quạt thông gió đều được đặt bừa bộn dưới gầm khoang khách. Hệ thống sưởi ấm  tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu mà hoạt động không mấy hiệu quả" Ông Gordon Store - cơ trưởng kiêm quản lý các hoạt động bay của BSAA cho biết.

Vẫn còn người sống sót…

Lời giải nào cho bí ẩn Tam giác Bermuda? - Ảnh 2.

Vị trí Tam giác Bermuda

Cary Gordon Trantham, nữ phi công người Mỹ đã sống sót trở về sau khi cố bay trong đêm qua vùng Tam giác Quỷ khét tiếng vào năm 1995. Cô kể lại trải nghiệm kinh hoàng của mình trong vùng biển chết với nhiều trang báo và kênh truyền hình như National Geographic, Discovery: "Đó là sự thoát chết kì diệu".

Dẫu rằng, cô không biết vùng Bermuda có thật sự huyền bí hay không, nhưng cảm giác về sự "hồi sinh" vi diệu là điều mà cô đáng phải nhắc đến khi nói về vùng biển chết này.

"Bay ban đêm là điều chưa bao giờ dễ dàng với các phi công, đèn thuyền, ánh sáng những ngôi sao hoặc máy bay khác có thể nhầm lẫn vào nhau, bầu trời hòa cùng biển cả nên không thể xác định đường chân trời . Đáng lẽ, thay vì cố bay về nhà, cô nên hạ cánh tại Tampa hoặc Naples" - Chủ tịch câu lạc bộ bay từng phê bình điều đó.

Liệu chăng, nguyên của cơn ác mộng đó là do cô tự đặt mình vào vùng nguy hiểm?

Và cuối cùng dù nhận được nhiều lời giải biến từ việc: phương tiện vận chuyển kém an toàn, thời tiết khắc nghiệt đến yếu tố con người, cái tên Tam giác Bermuda vẫn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi nhắc về một vùng biển "ác" đối với những ai đi qua đó.

Điểm lại những vụ mất tích kỳ bí ở Tam giác Bermuda Điểm lại những vụ mất tích kỳ bí ở Tam giác Bermuda

TTO - Tam giác Bermuda nằm trong vùng nghi vấn là nguyên nhân cho tấn bi kịch hàng không này. Bí ẩn này ra sao?

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,418,790       2/1,177